Tô thắm tình hữu nghị vĩ đại, đặc biệt Việt Nam-Lào

Hà Phương
Các chuyến thăm cấp cao trong tháng Tư một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam và Lào trong chính sách đối ngoại của mỗi nước; cho thấy quyết tâm và cam kết mạnh mẽ vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thiếu nhi Hà Nội tặng hoa Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào Pany Yathotou tại lễ đón ngày 26/4. (Nguồn: TTXVN)
Thiếu nhi Hà Nội tặng hoa Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào Pany Yathotou tại lễ đón ngày 26/4. (Nguồn: TTXVN)

Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou đã có chuyến thăm chính thức thành công tới Việt Nam (25-27/4). Tiếp đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Lào từ 27-29/4/2022.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Chủ tịch nước Pany Yathotou đã hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hội đàm với Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân…

Trong thời gian ở Vientiane, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane, dự tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào lần thứ chín.

Đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của bà Pany Yathotou trên cương vị là Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào. Đây cũng là chuyến thăm chính thức Lào lần đầu tiên của đồng chí Bùi Thanh Sơn sau khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam.

Những “người bạn gắn bó, thân thiết”

Cuối năm 2021, một số Đại sứ các nước ở Vientiane đã bày tỏ với Đại sứ Việt Nam tại Lào là họ rất khâm phục khi thấy trên truyền thông hình ảnh lãnh đạo, các cơ quan chính phủ của hai nước, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành, vẫn vượt qua nguy hiểm để gặp nhau, động viên và hỗ trợ nhau rất nhiều.

Có lẽ, đó là những điều đặc biệt của quan hệ Việt Nam-Lào mà hiếm mối quan hệ nào trên thế giới có được. Dù trong hoàn cảnh nào, các nhà lãnh đạo hai nước luôn sẻ chia, chân thành với nhau.

Tiếp nối tinh thần ấy, chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou, người đồng chí, người bạn gắn bó thân thiết của nhân dân Việt Nam mang đến tình cảm ấm áp trong những ngày đầu năm mới Phật lịch.

Trong các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo Việt Nam đều chúc mừng những thành tựu quan trọng Lào đạt được trong những năm qua; tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhân dân Lào anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm năm lần thứ IX, kiểm soát tốt dịch Covid-19, mở cửa và phục hồi kinh tế thành công. Lãnh đạo Việt Nam khẳng định sẽ làm hết sức mình để tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước.

Về phần mình, nhấn mạnh là người bạn thân thiết, đồng chí Pany Yathotou bày tỏ niềm tự hào về những thành tựu kinh tế-xã hội mà Việt Nam đạt được thời gian qua, đặc biệt trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bày tỏ cảm ơn sâu sắc sự hỗ trợ quý báu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Lào trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc trước đây, cũng như công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay, Phó Chủ tịch nước Pany Yathotou khẳng định sẽ tiếp tục làm hết sức mình cùng lãnh đạo Việt Nam không ngừng vun đắp và củng cố quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam.

Trước những diễn biến phức tạp hiện nay trên thế giới, lãnh đạo hai nước nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị của việc vun đắp và không ngừng củng cố mối quan hệ láng giềng hữu nghị gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào đối với an ninh và phát triển của mỗi nước, cũng như hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Về định hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao trên tất cả các kênh; phối hợp triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận đạt được tại Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, nhất là Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2030.

Các nhà lãnh đạo hai nước đều nhất trí tiếp tục phát huy truyền thống phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong; tiếp tục nỗ lực cùng các nước thành viên không ngừng củng cố đoàn kết, thống nhất và đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN, giữ vững các nguyên tắc, giá trị và lập trường chung về các vấn đề liên quan trực tiếp đến hòa bình, an ninh khu vực; thống nhất quan điểm giải quyết các vấn đề tranh chấp trong khu vực và thế giới bằng biện pháp hòa bình và luật pháp quốc tế.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào Pany Yathotou. (Nguồn: TTXVN)
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội đàm với Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào Pany Yathotou. (Nguồn: TTXVN)

Nâng tầm hợp tác kinh tế

Nỗ lực nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư thành trụ cột thực sự trong quan hệ hai nước là trăn trở của lãnh đạo hai nước suốt thời gian qua.

Lãnh đạo hai nước tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp tìm nguồn vốn, hướng đi mới và hiệu quả cho các dự án hợp tác, nhất là các dự án cơ sở hạ tầng chiến lược, kết nối hai nền kinh tế, tận dụng hệ thống cảng biển và 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết, trong đó có Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà hai nước cùng tham gia để mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của cả Lào và Việt Nam.

Thời gian qua, hợp tác kinh tế giữa hai nước giữ được đà phát triển khả quan. Trong ba tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 403,6 triệu USD, tăng 19,22% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam hiện có 214 dự án đầu tư còn hiệu lực vào Lào, với tổng vốn đăng ký khoảng 5,33 tỷ USD, tiếp tục là một trong những nước đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Lào.

Hai nước đã ký kết nhiều chương trình hành động và các hiệp định về kinh tế, nối lại giao thương hàng hóa, lưu chuyển con người cả đường bộ và đường không, nhằm thúc đẩy đầu tư, thương mại và các lĩnh vực hợp tác đa dạng khác.

Đáng chú ý, phía Lào tích cực củng cố hành lang pháp lý và cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam đang tích cực giúp Lào thực hiện thành công mục tiêu trở thành trung tâm logistics ở khu vực và có kết nối ra biển, sẵn sàng mở cửa thị trường 100 triệu dân với hàng hóa Lào.

“Giữ lửa” truyền thống

Một trong những nội dung quan trọng được trao đổi trong các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước lần này là việc phối hợp tổ chức tốt các hoạt động ý nghĩa và thiết thực trong khuôn khổ “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022” để kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào.

Các nhà lãnh đạo đều cho rằng, những hoạt động này đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó, thuỷ chung “có một không hai” giữa hai nước Việt Nam-Lào.

Cùng với nhiều hoạt động lớn của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hai bên coi giao lưu nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng và sẽ phối hợp đẩy mạnh thông qua việc tổ chức một số hoạt động thiết thực, tạo dấu ấn đậm nét.

Cụ thể, hai bên tổ chức Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam-Lào lần thứ V theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến; tổ chức các hoạt động giao lưu “Son sắt nghĩa tình, Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây” giữa các đại biểu dân tộc thiểu số, người có uy tín sống dọc biên giới; triển khai chương trình đưa lưu học sinh Lào đi thực tế tại nhà dân ở Việt Nam; xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền song ngữ với chủ đề về tình hữu nghị hai nước và con đường huyền thoại Tây Trường Sơn; tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về lịch sử, quan hệ hai nước, sáng tác âm nhạc, nghệ thuật; trao đổi các đoàn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, tổ chức các triển lãm ảnh về đời sống, con người và lịch sử phát triển của quan hệ Việt Nam-Lào; tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, giao lưu hữu nghị giữa nhân dân các tỉnh biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới Việt Nam-Lào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Các hoạt động giao lưu là dịp để nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ cùng ôn lại những trang sử vẻ vang, hào hùng của lịch sử liên minh đoàn kết chiến đấu hy sinh xương máu để giải phóng đất nước, giành lại độc lập, tự do cho hai dân tộc, cũng như những thành tựu to lớn của sự hợp tác chí tình và hiệu quả giữa Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời bình.

Như vậy, có thể khẳng định việc trao đổi đoàn cấp cao giữa Việt Nam và Lào trong tháng Tư là sự cụ thể hóa quyết tâm và nỗ lực của cả hai bên nhằm tăng cường về chất, phát triển mạnh mẽ và ổn định trên cả bình diện song phương và đa phương mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.

Một lần nữa, chúng ta cùng nhớ lại khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Việt-Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà-Cửu Long” và ý nguyện của Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong “quan hệ Việt Nam-Lào mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông, ngát thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou

Chiều ngày 28/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Lào ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chào xã giao Lãnh đạo cấp cao Lào

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chào xã giao Lãnh đạo cấp cao Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chiều ngày 28/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer

Giải đua Vỏ Lãi mở rộng của đồng bào Khmer khai mạc tại sông Trà Quýt, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng thu hút 1.000 vận ...
Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Thủ tướng: Phát huy không gian sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học

Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp ...
Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động