TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc, bắt đầu loại bỏ quy chế đặc biệt cho Hong Kong | |
Mỹ tuyên bố áp đặt trừng phạt đối với các thực thể Trung Quốc |
Trụ sở Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại The Hague, Hà Lan. (Nguồn: opiniojuris.org) |
Ngày 11/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra chỉ thị áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân liên quan tới một cuộc điều tra của ICC về việc liệu các lực lượng của Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan hay không.
Một quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ cho rằng, cuộc điều tra của ICC "được thúc đẩy bởi một tổ chức đáng nghi ngờ về sự liêm chính", trong khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Bill Barr nêu rõ: "Các cường quốc bên ngoài như Nga cũng đang thao túng ICC nhằm theo đuổi chương trình nghị sự của chính họ".
Chỉ thị trên cho phép Ngoại trưởng Mike Pompeo tham vấn Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin để phong tỏa các tài sản ở Mỹ của các nhân viên ICC tham gia vào cuộc điều tra nói trên. Quyết định này cũng cho phép ông Pompeo ra lệnh cấm nhập cảnh Mỹ đối với các cá nhân liên quan.
Phát biểu về vấn đề này, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, Mỹ có thể mở rộng các lệnh trừng phạt đối với các thành viên gia đình của các quan chức ICC nhằm ngăn chặn họ nhập cảnh vào Mỹ. Ông Pompeo nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể và sẽ không đứng ngoài cuộc khi người dân đang bị đe dọa bởi một tòa án chiếu lệ”.
Phản ứng về động thái này của Mỹ, Chánh án ICC O-Gon Kwon tuyên bố "bác bỏ các biện pháp được đưa ra để chống lại ICC", cho rằng, những biện pháp này "chưa từng có tiền lệ" và "làm suy yếu các nỗ lực chung nhằm chống lại sự miễn trừ trừng phạt và đảm bảo các hành động tàn bạo sẽ phải chịu trách nhiệm".
Cùng ngày, Chính phủ Venezuela đã ra thông cáo phản đối sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ, cho rằng, lệnh trừng phạt trên cho thấy sự “thiếu tôn trọng hoàn toàn” của Washington đối với luật pháp quốc tế.
Về phía Liên minh châu Âu (EU), Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell bày tỏ: "Đây là vấn đề gây quan ngại sâu sắc cho chúng tôi - EU - những người ủng hộ kiên định Tòa án Hình sự Quốc tế".
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lại hoan nghênh động thái của Tổng thống Trump.
ICC được thành lập vào năm 2002 để truy tố và xét xử những người phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.
Hồi tháng 3 vừa qua, ICC đã cho phép mở cuộc điều tra về những cáo buộc tội ác chiến tranh và diệt chủng tại Afghanistan từ tháng 5/2003, với nghi phạm là binh lính quốc gia Nam Á này, cùng một số đơn vị vũ trang và tình báo của Mỹ.
Chính phủ lâm thời Bolivia yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra cựu Tổng thống Morales TGVN. Bộ trưởng Nội vụ Bolivia Arturo Murillo ngày 29/11 tuyên bố, Chính phủ lâm thời của nước này sẽ nộp đơn kiện lên Tòa ... |
Toà án Hình sự quốc tế yêu cầu bắt giữ con trai cố lãnh đạo Libya Kadhafi TGVN. Bà Fatou Bensouda, Tổng Công tố của Toà án Hình sự quốc tế (ICC) ngày 6/11 cho biết, cơ quan này đã có “thông ... |
Thủ lĩnh phe đối lập muốn Sudan tham gia Toà án Hình sự quốc tế Ngày 27/4, ông Sadiq al-Mahdi, cựu Thủ tướng, đồng thời là người đứng đầu Đảng Umma - phe đối lập chủ chốt tại Sudan, đã ... |