Sự tích Táo quân hay sự tích ông Công ông Táo là câu chuyện cảm động về tình nghĩa vợ chồng và có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Địa, Thổ Công và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc thời xưa nhưng được dân gian Việt hóa trở thành huyền tích "hai ông một bà" - vị thần Nhà, vị thần Đất, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Sự tích ông Táo
Chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Trọng Cao có vợ là Thị Nhi, cả hai ăn ở với nhau mà lâu có con nên sinh ra buồn phiền, hay cãi nhau.
Một hôm, Trọng Cao tức giận đã ra tay đánh vợ. Thị Nhi buồn bực bỏ nhà ra đi sau đó gặp và phải lòng Phạm Lang. Cả hai nên duyên vợ chồng. Khi Trọng Cao nguôi giận vợ, anh chàng lại nghĩ mình là người có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc mang theo tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao ăn xin ghé tới nhà Thị Nhi, cả hai nhận ra nhau. Thị Nhi đã rước Trọng Cao vào nhà rồi ngồi kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Đúng lúc đó, Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm lấy tro bón ruộng.
Lúc này, Trọng Cao vì sợ không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của chính mình nên đã nhào vào đống rơm để chết theo.
Gặp phải tình cảnh bất ngờ này, Phạm Lang không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Cả ba linh hồn của các vị này được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy cả ba đều là người có nghĩa, có tình nên sắc phong làm Táo quân, gọi chung là Định Phúc Táo quân, nhưng mỗi người lại trông giữ một việc:
Trọng Cao làm Thổ Địa, phụ trách trông coi việc nhà cửa được phong danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
Phạm Lang làm Thổ Công, sẽ trông coi việc bếp với danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Thị Nhi làm Thổ Kỳ, phụ trách trông coi việc chợ búa. được phong danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Từ đó, cả ba vị thần Táo được coi là ba vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này sẽ do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường sẽ được ghi vắn tắt là "Định Phúc Táo quân" nghĩa là thần định mọi hạnh phúc.
Đó là lý do vì sao mỗi năm, cứ đến Tết ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, ba vị thần Táo sẽ lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế về những điều tai mắt ở trần gian, về những việc làm tốt xấu của các thành viên trong gia đình trong một năm một cách trung thực, khách quan nhất.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. (Nguồn: Internet) |
Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Theo quan niệm của người Việt, không chỉ cai quản việc trong gia đình, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.
Ngày ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Trong mâm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép - khoảng 2 hoặc 3 con thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong, người dân sẽ đem phóng sinh ở sông, ao, hồ... với ý nghĩa đưa ông Táo về trời. Bên cạnh đó, tục lệ phóng sinh cũng thể hiện sự nhân ái, từ bi của người Việt.
Thả cá chép ngày cúng ông Công ông Táo. (Nguồn: Báo Giao thông) |
Lễ cúng ông Công ông Táo
Theo chuyên gia phong thủy, lễ vật cúng ông Công ông Táo bao gồm:
Một chiếc áo và 1 đôi hia bằng giấy
Mũ ông Công có ba chiếc, trong đó hai mũ được dành cho các ông Táo (có hai cánh chuồn) và mũ dành cho Táo bà (không có cánh chuồn).
Ba con cá chép sống để các ông và bà Táo có phương tiện để về chầu trời.
Mâm cúng không thể thiếu: đĩa muối, đĩa gạo, ba chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu, năm lạng thịt vai luộc, một bát canh mọc, giấy tiền, vàng mã, đĩa xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng ông Công ông Táo khác nhau.
Tại miền Bắc, người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ “cá hoá long” nghĩa là cá sẽ biến thành rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được “phóng sinh” ra ao hồ, sông sau khi đã cúng xong.
Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo và giải trí
| Hoa hậu Jennifer Phạm trẻ, đẹp, lạ khi làm mẫu trang phục, dạo phố Đông Hà Nội Hoa hậu Jennifer Phạm khoe dáng thon khi diện loạt đồ thanh lịch, gợi cảm chừng mực của nhà thiết kế Helene Hoài. |
| MC-Á hậu Thụy Vân chọn sắc hồng, đỏ trong chương trình Gặp gỡ diễn viên truyền hình Á hậu Thụy Vân chọn ba trang phục gồm áo dài, váy dạ hội điệu đà khi làm MC cho chương trình Gặp gỡ diễn ... |
| Dung nhan trẻ đẹp của NSND Lan Hương và NSƯT Chiều Xuân trong trang phục truyền thống đi lễ chùa NSND Lan Hương, NSƯT Chiều Xuân đẹp nền nã khi diện những thiết kế đặc biệt dành cho việc lễ chùa, cúng bái. |
| Nhã Phương xinh hơn với gu thời trang sang trọng Nhờ tăng 5 kg, diễn viên Nhã Phương tích cực mặc váy gợi cảm chừng mực và được khen quyến rũ hơn trước. |
| Hoa hậu Lương Thùy Linh, Đỗ Thị Hà duyên dáng, đằm thắm với áo dài cách điệu ngày Tết Hai Hoa hậu Lương Thuỳ Linh và Đỗ Thị Hà cùng khoe nhan sắc mong manh, gợi cảm khi diện các thiết kế áo dài ... |