Toàn cầu hóa vẫn có lợi hơn!

Ở đâu có toàn cầu hóa, ở đó có những người phản đối toàn cầu hóa. Vấn đề không mới, nhưng sự hoài nghi vẫn tiếp tụclấn lướt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
toan cau hoa van co loi hon ASEAN cần khôi phục niềm tin vào toàn cầu hóa?
toan cau hoa van co loi hon Brexit là minh chứng cho sự suy yếu của toàn cầu hóa

Dù nói thế nào, toàn cầu hóa vẫn đang diễn ra ở mọi nơi, từ sản xuất đến dịch vụ, từ dòng vốn đến các ý tưởng. Lợi ích lớn nhất mà nó mang lại là giúp hoạt động giao thương giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Toàn cầu hóa mà các nhà máy được chuyển từ các nước giàu với chi phí đắt đỏ, sang những nước đang phát triển và khiến việc làm ở đó mất đi, nhưng nó đồng thời đưa giá cả hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn.

Bài phân tích trên The Economist mới đây cho rằng, vấn đề không nằm ở chỗ toàn cầu hóa có tạo ra những thay đổi đó hay không, mà là mọi người đang cảm thấy toàn cầu hóa đã gây ra những hậu quả. Không ít người cho rằng, trong khi toàn cầu hóa làm một số người đã giàu càng giàu hơn, thì lại khiến người nghèo không thể thoát khỏi nghèo đói.

toan cau hoa van co loi hon
Chống lại toàn cầu hóa cũng giống như từ chối bình minh. (Nguồn: Planet Social)

Toàn cầu hóa gây tổn thương người nghèo? 

Trên thực tế, thương mại tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài đúng là đã lấy đi việc làm của người lao động ở các nền kinh tế công nghiệp tiên tiến, trong đó có các lao động thu nhập thấp. Nhưng đổi lại, nó đã mang lại cơ hội cho những công nhân thu nhập thấp hơn ở các nước nghèo. Chẳng hạn, với những lợi ích nhất định, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có thể khiến một nhà sản xuất Mỹ đóng cửa nhà máy trong nước để mở nhà máy mới tại Mexico.

Một số người cho rằng, đây là một tội ác. Công nhân ở nước phát triển, kể cả những người có mức lương thấp hơn với mặt bằng chung đã bị mất việc. Ngoài ra, điều kiện dễ dàng dịch chuyển lao động qua biên giới làm gia tăng nguồn cung lao động trên thị trường, đã kéo mức tiền công lao động giảm theo. Trong khi đó, công nhân ở các nước nghèo bị lôi kéo vào các công việc bị bóc lột. Họ bị trả công ít hơn và thậm chí, còn phải làm việc nhiều giờ hơn trong các cơ sở sản xuất không đạt chuẩn.

Và cuối cùng, tiền nhân công phải trả thấp hơn là yếu tố đã hấp dẫn giới chủ quyết định chuyển các nhà máy ở các nước công nghiệp, sang hoạt động tại các nước đang phát triển có mức lương thấp hơn.

Tuy nhiên, thực tế, khi công nhân ở các nước phát triển phản đối vì phải chịu đựng tình trạng tồi tệ hơn so với trước đây, thì những người lao động nước ngoài lại nhận thấy công việc của họ đang dễ dàng hơn và họ sẵn sàng làm việc.

Giới chủ không lấy tiền từ người làm công

Có thể khẳng định, lợi nhuận chính là động lực khiến nhà đầu tư quyết định chuyển nhà máy của mình đến một khu vực có mức lương thấp hơn. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố duy nhất, bởi các doanh nghiệp khác cũng có thể làm như vậy. Do đó, mục tiêu hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trở nên quan trọng hơn. Chính nhờ sự chuyển dịch này, người tiêu dùng sở tại, kể cả người nghèo được hưởng lợi nhờ được mua hàng hóa rẻ hơn. 

Ở các nước phát triển, đối với những người không bị mất việc, tiền công của họ có thể bị giảm đôi chút, hoặc không tăng nhanh như trước đây. Nhưng dù sao cũng bị ảnh hưởng bởi áp lực của xu hướng tụt lùi. Tuy nhiên, họ vẫn được hưởng lợi từ mặt bằng giá cả thấp hơn.

Như vậy, toàn cầu hóa không liên quan đến việc thu nhập từ người lao động về tay các nhà đầu tư, như người ta vẫn hoài nghi. Trên thực tế, nó làm cho một số người rơi vào tình trạng xấu hơn, trong khi làm cho người khác (bao gồm cả những người nghèo nhất) tốt hơn. Về tổng thể, toàn cầu hóa giúp trao đổi thương mại tự do hơn, mức sống của cả nước giàu và nước nghèo đều tăng. Điều đó cho phép các chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho phúc lợi, giáo dục và các dịch vụ công khác.

Ai thắng, ai thua?

Với toàn cầu hóa, chúng ta cùng thắng. Xét triển vọng của người lao động ở các nước phát triển như Mỹ, bằng chứng đầu tiên có thể nhắc đến là hầu hết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước giàu không phải là đến nước nghèo, mà cả các nước giàu khác. Vào cuối những năm 1990, khoảng 80% FDI ra nước ngoài của Mỹ là đến Canada, Nhật Bản và Tây Âu, số còn lại nằm ở các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình như Brazil, Mexico, Indonesia và Thái Lan. Các nước đang phát triển nghèo nhất chỉ nhận được khoảng 1% FDI ra nước ngoài của Mỹ.

Mặt khác, quan điểm cho rằng, FDI sẽ làm giảm nhu cầu về lao động ở nước đầu tư và làm tăng nhu cầu lao động ở nước tiếp nhận cũng cần được xem xét lại. Thực tế cho thấy, FDI ra nước ngoài không thay thế xuất khẩu, mà tiếp tục tạo ra xuất khẩu cho nước đầu tư. Nếu trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu thành phẩm, sau khi đầu tư sản xuất sang nước khác, họ có thể xuất khẩu hỗn hợp thành phẩm hoặc hàng hóa trung gian sang nước tiếp nhận FDI để chuyển thành thành phẩm.

Sự gia tăng tương ứng trong xuất khẩu hàng hoá trung gian thường lớn hơn nhiều so với xuất khẩu thành phẩm, đó là

lý do xuất khẩu từ nước đầu tư FDI vẫn tăng đều đặn. Đồng thời, hàng nhập khẩu của nước nhận vốn cũng tăng, một phần do liên kết bán hàng hoá cho nước gửi. Kết quả, xuất khẩu tăng chắc chắn làm tăng nhu cầu về lao động, còn ở nước tiếp nhận, nhân công trước đây sản xuất hàng hóa trung gian sẽ phải tìm công việc khác.

Một ảnh hưởng khác của FDI đã làm thay đổi nhu cầu về lao động ở các quốc gia phát triển và bị coi là đã làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập. Sự kết hợp giữa thương mại và vốn có thể sẽ làm tăng nhu cầu lao động lành nghề và giảm lao động tay nghề thấp. Đây là dịp để nhiều thợ giỏi, vốn đang chịu đồng lương ít ỏi vươn tới các mức thu nhập cao hơn, nhưng cùng lúc, nhiều người khác sẽ bị bỏ lại phía sau trong các ngành mà tiền lương đang giảm.

Trong trường hợp này, mức lương cao và trung bình có thể tăng, nhưng tiền lương ở mức thấp có thể giảm hơn nữa. Đúng, xét trên một khía cạnh nào đó thì bất bình đẳng càng lớn hơn. Nhưng đó là sự hiểu lầm, xét tổng thể, những áp lực tương tự đang làm tăng mức sống chung của toàn xã hội, chứ không chỉ trong giới chủ.

 Gần đây, cử tri ở nhiều nơi trên thế giới đã chọn bỏ phiếu cho các ứng viên hứa hẹn sẽ quay lưng với toàn cầu hóa, dù họ chưa biết lá phiếu của mình sẽ dẫn đến điều gì. Thậm chí trong giới chuyên gia kinh tế cũng bắt đầu hoài nghi về toàn cầu hóa, khi nghĩ đến tốc độ lây lan nhanh chóng của khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, vẫn có những người như nhà báo Mỹ nổi tiếng - George Packer có viết rằng, chống lại toàn cầu hóa cũng giống như từ chối bình minh.

toan cau hoa van co loi hon Nâng cao năng lực cạnh tranh SME trong kỷ nguyên toàn cầu hoá

Tới dự và phát biểu chào mừng Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa  APEC lần thứ 24 (SMEMM 24) diễn ra tại ...

toan cau hoa van co loi hon Góc nhìn khác về toàn cầu hóa: Sai ở chỗ nào? (Kỳ II)

Đến nay, các chuyên gia phải công nhận toàn cầu hóa có cả tác động tích cực và tiêu cực. Vậy toàn cầu hóa bắt ...

toan cau hoa van co loi hon Góc nhìn khác về toàn cầu hóa: Được và mất (Kỳ I)

Nhiều nhà kinh tế hàng đầu từng chỉ trích phong trào chống toàn cầu hóa là “tìm cách quay lại thời mông muội". Giờ đây, ...

Minh Anh

Đọc thêm

Cách tính thuế thu nhập cá nhân trên eTax Mobile đơn giản, nhanh chóng

Cách tính thuế thu nhập cá nhân trên eTax Mobile đơn giản, nhanh chóng

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế quan trọng mà chúng ta điều sẽ phải nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, còn có nhiều bạn không biết cách ...
Hướng dẫn cách tạo ảnh AI bằng tiếng Việt trên Copilot đơn giản nhất

Hướng dẫn cách tạo ảnh AI bằng tiếng Việt trên Copilot đơn giản nhất

Microsoft Copilot Image Creator cho phép người dùng tạo ra hình ảnh từ văn bản bằng cách mô tả chi tiết về hình ảnh, đặc biệt bạn có thể hoàn ...
ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

ECOWAS tìm cách 'níu kéo' Burkina Faso, Niger, Mali

Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hối thúc Burkina Faso, Mali và Niger xem xét lại việc rút khỏi tổ chức khu vực này.
Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại cho tỉnh Cà Mau

Tổ chức khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại cho tỉnh Cà Mau

Các học viên mong muốn tiếp tục được tham gia các khóa bồi dưỡng về kỹ năng đối ngoại do Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngân hàng JPMorgan Chase đối mặt với thách thức pháp lý ở Nga, lo bị Moscow tịch thu tài sản

Ngày 1/5, Ngân hàng JPMorgan Chase tuyên bố, tài sản ở Nga của họ có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.
Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Khủng hoảng chính sách đối ngoại hết lần này đến lần khác, cử tri Mỹ cho thấy thế nào là một tổng thống 'hấp dẫn'

Việc nổi lên nhiều câu hỏi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ có liên quan đến cuộc bầu cử hiếm khi là một tin tốt cho tổng thống ...
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động