TIN LIÊN QUAN | |
Giải mã tình trạng tỷ lệ sinh giảm ở Nhật Bản | |
Indonesia: Giải bài toán dân số già bằng "chăm sóc kết nối" |
Trong phòng sinh hoạt chung của một trung tâm điều dưỡng ở thành phố Laibin (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), rất nhiều người lớn tuổi tập trung tại đây để tham gia vào các hoạt động giải trí hàng ngày. Người chơi cờ, người xem ti vi, người đọc sách. Khai trương từ hai năm trước, trung tâm đã gần như quá tải khi tháng nào cũng có người mới chuyển vào.
Ngành kinh doanh các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ tại nhiều nước châu Á trong thời gian tới. (Nguồn: CNBC). |
“Phần lớn người trẻ tuổi đều chuyển tới sinh sống ở các khu đô thị lớn. Công tác chăm sóc người lớn tuổi đang là vấn đề cấp thiết”, một quan chức cấp cao thuộc chính quyền thành phố Laibin cho hay.
Là quốc gia đông dân nhất thế giới cùng với chính sách mỗi gia đình chỉ được sinh một con trong suốt 30 năm qua, không ngạc nhiên khi Trung Quốc cũng là quốc gia có tỷ lệ dân số già đang tăng lên nhanh chóng. Tính tới cuối năm 2015, số người trên 60 tuổi của nước này là 220 triệu và mỗi năm tăng thêm 10 triệu người. Trong khi đó, số người trên 65 tuổi được dự báo sẽ tăng lên 400 triệu vào năm 2060.
Dân số ngày càng già đi gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế và tình hình tài chính của Trung Quốc, nhưng cũng mở ra một thị trường mới. Ủy ban Công tác Quốc gia về Người cao tuổi dự báo thị trường kinh doanh các dịch vụ cho người lớn tuổi sẽ tăng lên 22 ngàn tỷ NDT (tương ứng 3,25 ngàn tỷ USD) vào năm 2030.
Cơ hội cho Đông Nam Á
Theo thống kê của Liên hợp quốc năm 2015, số tuổi trung bình của người dân Đông Nam Á là 28,8 tuổi. Dù con số này thấp hơn trung bình của thế giới là 29,6 tuổi nhưng tốc độ già hóa tại các quốc gia này lại đang gia tăng nhanh chóng. Dự báo, vào năm 2025, số người trên 64 tuổi tại 7/10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ vượt 7% tổng dân số. Số lượng người già của ASEAN dự kiến sẽ lên tới 123 triệu người năm 2050, gần bằng dân số hiện tại của Nhật Bản.
Một cuộc thăm dò mới đây do Tập đoàn bảo hiểm Marsh& McLennan (Mỹ) thực hiện cho thấy, chi phí y tế cho người lớn tuổi ở Thái Lan, Việt Nam và ba quốc gia Đông Nam Á khác trong năm 2030 sẽ gấp 6,5 lần so với con số trong năm 2015. Tại Việt Nam, chi phí y tế thậm chí có thể tăng vọt tới 9,3 lần.
Trong khi tốc độ già hóa dân số đang có xu hướng gia tăng thì ngân sách hỗ trợ cho công tác chăm sóc người lớn tuổi từ Chính phủ của các nước này lại khá thấp so với các nước phát triển. Vì vậy, đây có thể là lĩnh vực đầu tư sinh lời hấp dẫn với tiềm năng còn rất lớn. Nắm bắt được xu thế đó, vài năm trở lại đây, rất nhiều công ty, tập đoàn kinh doanh trong ngành y tế đã không tiếc tiền đầu tư vào lĩnh vực này.
Tại Thái Lan, Tập đoàn Y tế Bangkok Dusit - đang điều hành chuỗi bệnh viện tư lớn nhất nước này vừa lên kế hoạch mở một số trung tâm lớn chuyên cung cấp các dịch vụ y tế cho người lớn tuổi và những người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ (Alzheimer). Đại diện Tập đoàn cho biết đã đầu tư 12,8 tỷ Baht (gần 382 triệu USD) cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống trang thiết bị hiện đại, đủ để đáp ứng nhu cầu không chỉ người Thái mà còn những bệnh nhân nước ngoài muốn đến điều trị tại đây. Năm ngoái, Tập đoàn chăm sóc sức khỏe Riei của Nhật Bản cũng đã mở liên tiếp 20 viện dưỡng lão tại khu ngoại ô của thủ đô Bangkok.
“Không đứng ngoài cuộc chơi”
Đáng chú ý, không chỉ các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, cơ hội đầu tư “béo bở” từ thị trường này khiến nhiều doanh nghiệp vốn kinh doanh trong các lĩnh vực khác như bất động sản, xây dựng… phải “vào cuộc”.
Tại Singapore – quốc gia đang có dân số già hóa nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, công ty xuất bản báo chí Singapore Press Holdings mới đây đã quyết định chuyển hướng mua lại một công ty nội địa đang điều hành năm viện dưỡng lão, trong tháng 4/2017 với giá là 164 triệu SGD (gần 120 triệu USD). Còn ở Indonesia, Tập đoàn bất động sản PT Jababeka đã hợp tác với Công ty chăm sóc sức khỏe Longlife Holding (Nhật Bản) để cung cấp nơi ở và dịch vụ y tế cho người già. Công ty này hướng đến mục tiêu mở khoảng 100 trung tâm chăm sóc người lớn tuổi với các đầy đủ dịch vụ y tế, điều dưỡng…
Tập đoàn bất động sản Vingroup (Việt Nam) cũng “không đứng ngoài cuộc chơi” khi đầu tư mở chuỗi bệnh viện tư nhân Vinmec với những khoa chăm sóc đặc biệt dành cho người già trên 70 tuổi.
Không chỉ nở rộ các dịch vụ về y tế cho người già, các thị trường về dịch vụ có liên quan cũng tăng trưởng khá mạnh. Nhà sản xuất nguyên liệu lớn nhất của Thái Lan - Siam Cement Group- đang đẩy mạnh doanh số bán nguyên vật liệu xây dựng nhà ở dành cho người lớn tuổi khi nhu cầu cải tạo nhà của họ ngày càng tăng.
Nhật Bản chế tạo robot phục vụ người già, mất trí nhớ Hiện tại, các nhà phát minh công nghệ Nhật Bản đang chế tạo robot để hỗ trợ những người già bị mất trí nhớ. |
Dân số già – nỗi lo không của riêng ai Không riêng Nhật Bản, nhiều quốc gia ASEAN cũng có thể phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số trong những thế kỷ tiếp ... |
Nông thôn Nhật Bản và nguy khi cơ dân số giảm mạnh Cứ mỗi 6 giờ sáng, Yasufumi Shintani ra khỏi nhà để đến quán cà phê nhỏ của mình mang tên Bonkura ở một ngôi làng ... |