Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới chuyển sang kỷ nguyên khó khăn hơn

Nền kinh tế thế giới đang chuyển sang một kỷ nguyên khó khăn hơn do lãi suất cao hơn, căng thẳng địa chính trị lớn hơn và những bất ổn rõ ràng hơn. Đây là thông điệp được đưa ra từ cuộc họp thường niên của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ tại New Orleans ngày 8/1.
Kinh tế thế giới
Giới kinh tế nhận định thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới. (Nguồn: Bloomberg)

Các chuyên gia nổi tiếng về kinh tế đã đưa ra cảnh báo về rắc rối dài hạn sẽ xảy ra khi các nhà đầu tư ngày càng hy vọng vào khả năng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc kìm chế lạm phát cao mà không gây ra suy thoái.

Christina Romer, Giáo sư kinh tế tại Đại học California, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế (CEA) của Nhà Trắng từ năm 2009 đến 2010 nhận định, nỗ lực kiềm chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang khiến ngân hàng trung ương này khó tránh tình trạng tăng lãi suất cao hơn mức cần thiết.

Theo bà Romer, các nhà hoạch định chính sách Fed sẽ phải đối mặt với một quyết định rất khó khăn về thời điểm ngừng tăng lãi suất hoặc đảo ngược chính sách này.

Bà cho rằng, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải thay đổi chính sách lãi suất trước khi vấn đề lạm phát được giải quyết hoàn toàn nếu họ muốn giảm lạm phát mà không gây ra nhiều "đau đớn" hơn mức cần thiết.

Các quan chức Fed đã thừa nhận rất khó để đánh giá về mức tăng lãi suất và thời gian duy trì mức tăng này. Do đó, Fed đã giảm tốc độ tăng tăng lãi suất để tránh mắc sai lầm.

Người đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz cảnh báo, việc thắt chặt tín dụng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế và không có tác dụng trong việc giảm lạm phát do những cú sốc nguồn cung bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine.

Ngược lại, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Pierre- Olivier Gourinchas, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Fed và các ngân hàng trung ương khác duy trì quyết tâm chinh phục lạm phát ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Chủ tịch chi nhánh Fed tại Atlanta Raphael Bostic cho biết, ngân hàng trung ương vẫn cần tiếp tục tăng lãi suất nhưng triển vọng không mấy chắc chắn.

Trong khi đó, Giáo sư, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Keneth Rogoff chỉ ra sự thay đổi mang tính kiến tạo khác là sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc vốn đã giúp thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ gần đây.

Thị trường chứng khoán: ‘Giữ chân’ vốn ngoại

Thị trường chứng khoán: ‘Giữ chân’ vốn ngoại

Năm 2022 và tuần đầu năm 2023, dù chứng khoán Việt trải qua nhiều biến động nhưng giao dịch khối ngoại vẫn là một điểm ...

Đâu là những cú sốc có thể đe dọa kinh tế toàn cầu năm 2023?

Đâu là những cú sốc có thể đe dọa kinh tế toàn cầu năm 2023?

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể đẩy nền kinh tế ...

Citigroup dự đoán thời điểm kinh tế Mỹ suy thoái, Fed chưa thể ngừng tăng lãi suất?

Citigroup dự đoán thời điểm kinh tế Mỹ suy thoái, Fed chưa thể ngừng tăng lãi suất?

Giám đốc điều hành Citigroup Jane Fraser dự đoán, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất lên gần 5,5% vào tháng ...

Bulgaria 'dành lời có cánh' cho thỏa thuận khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ, Đức 'xắn tay' lo mùa Đông 2023

Bulgaria 'dành lời có cánh' cho thỏa thuận khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ, Đức 'xắn tay' lo mùa Đông 2023

Ngày 8/1, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Rossen Hristov ngợi thỏa thuận kí kết mới đây giữa nước này với công ty năng lượng Botas ...

Trung Quốc 'mở bung cửa', người tiêu dùng vẫn chưa 'bung lụa' chi tiêu

Trung Quốc 'mở bung cửa', người tiêu dùng vẫn chưa 'bung lụa' chi tiêu

Sẽ mất thêm thời gian để người tiêu dùng Trung Quốc quay lại chi tiêu bất chấp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ...

(theo Bloomberg)

Tin cũ hơn

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên