Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Bảo Chi
Sáng 8/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành hội đàm cấp cao với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bằng hình thức trực tuyến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. (Nguồn: TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Nguồn: TTXVN)

Trong bầu không khí thân mật và hữu nghị, lãnh đạo hai nước đánh giá cao tầm quan trọng của cuộc hội đàm cấp cao, nhất là vào dịp hai quốc gia kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tổng thống Yoon Suk Yeol chúc mừng những thành công toàn diện về phát triển, vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

Chúc mừng Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức thắng lợi, Đại hội đã tín nhiệm bầu Đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng thống Yoon Suk Yeol bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng thống Hàn Quốc tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra là trở thành nước phát triển vào năm 2045.

Bày tỏ vui mừng về sự phát triển vượt bậc của quan hệ hai nước, Tổng thống Yoon khẳng định, Hàn Quốc mong muốn tiếp tục là đối tác tin cậy trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam, đáp ứng tích cực đối với những phương hướng hợp tác mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi trong hội đàm và coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách của Hàn Quốc đối với khu vực.

Chúc mừng Ngài Yoon Suk Yeol được bầu làm Tổng thống thứ 20 của Hàn Quốc, những thành tựu mà đất nước Hàn Quốc đã đạt được trong thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh vai trò, những đóng góp tích cực của Hàn Quốc trong các khuôn khổ hợp tác tại khu vực và trên các vấn đề quốc tế vì hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. (Nguồn: TTXVN)
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Nguồn: TTXVN)

Khẳng định sự coi trọng đối với quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước Đông Á, có nhiều liên hệ lịch sử, văn hóa, quan hệ nhân dân phát triển và hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của Hàn Quốc trong quá trình phát triển ở Việt Nam, trong đó có việc hợp tác phòng chống dịch Covid-19. Đây là những cơ sở quan trọng cho bước phát triển mới tốt đẹp hơn nữa giữa hai bên vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường sự tin cậy chính trị, tiếp xúc cấp cao và quan hệ trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân giữa hai nước; phát huy vai trò trụ cột quan trọng của hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; thúc đẩy hợp tác văn hóa, quan hệ giữa các địa phương, hợp tác lao động, quan tâm, hỗ trợ công dân hai nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại mỗi nước; tích cực phối hợp tại các diễn đàn, cơ chế đa phương khu vực và quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. (Nguồn: TTXVN)
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường sự tin cậy chính trị, tiếp xúc cấp cao và quan hệ trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân giữa hai nước. (Nguồn: TTXVN)

Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; luôn quan tâm và sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình hòa bình, phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, ủng hộ những nỗ lực nhằm duy trì hòa bình ở khu vực Đông Bắc Á.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí về sự cần thiết của việc giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, tôn trọng các quyền tự do hàng hải, hàng không, các quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng, cuộc hội đàm đã đạt những kết quả thực chất, có ý nghĩa định hướng quan trọng, toàn diện, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của quan hệ hai nước.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Ngài Tổng thống Yoon Suk Yeol sang thăm Việt Nam. Tổng thống Yoon Suk Yeol đã vui vẻ nhận lời và trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hàn Quốc vào thời gian phù hợp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Đảng FRELIMO, Tổng thống Mozambique

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Đảng FRELIMO, Tổng thống Mozambique

Chiều 6/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm cấp cao với Chủ tịch Đảng Mặt trận ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore

Chiều 20/5, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin và đoàn ...

Đọc thêm

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Volkswagen của các dòng Polo 2018, Passat 2019, Tiguan 2021, T-Cross 2022, Tiguan 2022, Polo 2022, Touareg 2022, Touareg 2023, Teramont 2023, Virtus 2023, Viloran 2023 ...
Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Với doanh số giảm mạnh trong quý I/2024, Apple đã bị đối thủ đối thủ không đội trời chung soán ngôi nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
100 sân bay tốt nhất thế giới: 2 đại diện Việt Nam vượt qua Mỹ, Trung Quốc và Đức

100 sân bay tốt nhất thế giới: 2 đại diện Việt Nam vượt qua Mỹ, Trung Quốc và Đức

Sân bay quốc tế Nội Bài của thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm trong danh sách Top 100 sân bay hàng đầu thế giới ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động