Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các kỳ Hội nghị Ngoại giao

Đức Trí
Với ngành Ngoại giao, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và nhiều tình cảm đặc biệt. Bên cạnh Hội nghị Đối ngoại toàn quốc do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức ngày 14/12/2021, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư năm lần tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao 27, tháng 12/2011. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao 27, tháng 12/2011. (Ảnh: Quang Hòa)

Sự quan tâm đặc biệt

Sau Đại hội lần thứ XI (tháng 1/2011), ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 (tháng 12/2011), với chủ đề “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”.

Trong phát biểu chỉ đạo, đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: “Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, bên cạnh các cuộc chiến đấu ngoan cường bảo vệ giang sơn, độc lập chủ quyền của đất nước, ông cha ta luôn luôn chú trọng hoạt động đối ngoại, tạo dựng những truyền thống và bản sắc độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hòa hiếu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo!”. Đó là những tư tưởng, triết lý vượt thời đại, mãi mãi còn nguyên giá trị…”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 (tháng 12/2013) (Ảnh: Quang Hòa)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 (tháng 12/2013) (Ảnh: Quang Hòa)

Đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 (tháng 12/2013) trong bối cảnh ngoại giao Việt Nam tiếp tục tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, đồng chí Tổng Bí thư đánh giá: “Từ sau Ðại hội XI của Ðảng đến nay, tình hình thế giới và trong nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, có nhiều khó khăn, thách thức rất lớn và phức tạp, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả và thành tích đáng trân trọng trên lĩnh vực đối ngoại... Những thành tích đạt được đó là “sự kiểm chứng sinh động đối với đường lối đối ngoại đúng đắn của Ðảng, đồng thời cũng thể hiện sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả các bài học của thời kỳ đổi mới…”.

Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Chúng ta đã tiến hành nhịp nhàng hoạt động ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, ngoại giao quốc phòng - an ninh; kết hợp hoạt động đối ngoại của Ðảng với ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; phối hợp hài hòa hoạt động ở Trung ương và các địa phương; gắn kết ngoại giao song phương với đa phương... Những thành tích quan trọng nói trên là kết quả sức mạnh tổng hợp của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân, trong đó có phần đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, đảng viên, công chức ngành ngoại giao với tư cách là cơ quan tham mưu và tác chiến trực tiếp trên mặt trận đối ngoại...”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (tháng 8/2016). (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (tháng 8/2016). (Ảnh: Tuấn Anh)

Đến Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 (tháng 8/2016) khi toàn ngành Ngoại giao tiếp tục triển khai nhiệm vụ trọng tâm “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, “Đất nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước, thể hiện trong việc ký kết được nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Song song với nhiệm vụ phát triển đất nước, ngoại giao còn phải gánh vác nhiệm vụ to lớn hết sức phức tạp là góp phần quan trọng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”.

Đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo, “ngành Ngoại giao cần phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, chủ động triển khai hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu này. Đây cũng chính là tư tưởng của ông cha ta: “Giữ nước từ xa”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (tháng 8/2018). (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (tháng 8/2018). (Ảnh: Tuấn Anh)

Đến Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 (tháng 8/2018) với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”, đồng chí Tổng Bí thư khẳng định, “với sự cố gắng nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, công tác đối ngoại của chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước”.

Đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo ngành Ngoại giao tiếp tục đổi mới tư duy trong công tác đối ngoại, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tầm khu vực và quốc tế, xây dựng vị thế và tâm thế mới trong quan hệ với các nước cả song phương và đa phương...

“Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tháng 12/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tháng 12/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đặc biệt, tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc - hội nghị đầu tiên do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo tổ chức (tháng 12/2021), ngay trước Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam tiên phong, toàn diện, hiện đại, chủ động, thích ứng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”, đồng chí Tổng Bí thư đã đúc kết, hình tượng hóa đường lối đối ngoại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thực hiện, đó là nền Ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Người đứng đầu Đảng ta khẳng định, “Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”.

Tiếp tục chỉ đạo ở tầm cao chiến lược, tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 (12/2023) với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, “ngành Ngoại giao và Đối ngoại cả nước đã nỗ lực phấn đấu, nghiêm túc quán triệt và chung sức, đồng lòng tổ chức thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Đảng, đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước”.

Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định, “Đối ngoại và Ngoại giao đã phát huy thế mới và lực mới, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, tháng 12/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, tháng 12/2023. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nâng tầm đối ngoại

Tiếp thu những chỉ đạo xuyên suốt của đồng chí Tổng Bí thư, phát huy mạnh mẽ triết lý đối ngoại mà người đứng đầu Đảng ta đã đúc kết trong cuốn cẩm nang “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, công tác đối ngoại và ngoại giao nước ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, trên tất cả các trụ cột, từ ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, ngoại giao văn hóa, biên giới lãnh thổ, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.

Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó có bảy nước Đối tác chiến lược toàn diện, 11 nước Đối tác chiến lược và 12 nước Đối tác toàn diện. Vị thế, uy tín và tiếng nói của Việt Nam được khẳng định nổi bật tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng của khu vực và quốc tế.

Hội nghị Ngoại giao 32. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tại Hội nghị Ngoại giao 32, tháng 12/2023. (Ảnh: Tuấn Anh)

Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử của đất nước, được quốc tế ngưỡng mộ, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và trực tiếp của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, như người đứng đầu Đảng ta từng nhấn mạnh “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Những kết quả to lớn đó tiếp tục khẳng định nền đối ngoại và ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và truyền thống ngoại giao hòa hiếu, nhân văn nhưng quật cường của dân tộc Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới trên tất cả mọi lĩnh vực và hoạt động

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới trên tất cả mọi lĩnh vực và hoạt động

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về ...

'Dân' ngoại giao luôn coi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người Thầy đáng kính

'Dân' ngoại giao luôn coi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người Thầy đáng kính

Chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam, nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu đã bày tỏ lòng biết ơn với Tổng Bí thư ...

Những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các kỳ Hội nghị Ngoại giao

Những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các kỳ Hội nghị Ngoại giao

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đối ngoại ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng của người cộng sản

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng của người cộng sản

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động