Tổng Bí thư thăm Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Indonesia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Indonesia, chiều 23/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Indonesia (CSIS), một cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Indonesia và khu vực, thành viên mạng lưới các viện nghiên cứu quốc tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170823232955 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Joko Widodo
tin nhap 20170823232955 Việt Nam và Indonesia ký kết một loạt văn kiện hợp tác

Với bề dày nghiên cứu chiến lược trong suốt hơn bốn thập kỷ qua, CSIS đã có đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu những vấn đề chiến lược hệ trọng của đất nước, của khu vực và thế giới; đề xuất nhiều khuyến nghị về hoạch định chính sách đối ngoại và phát triển của Indonesia cũng như đóng góp vào việc tăng cường hiểu biết giữa giới học giả và nhân dân các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

tin nhap 20170823232955
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tại CSIS, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài nói chuyện với chủ đề: “ASEAN: 50 năm hình thành, phát triển và chặng đường phía trước” trước hàng trăm học giả, nhà nghiên cứu của Indonesia và các đại sứ, đại diện cơ quan ngoại giao một số nước tại Jakarta.

Trong bài nói chuyện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại truyền thống quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc, từ thế kỷ 19, triều đình nhà Nguyễn của Việt Nam đã cử vị sứ giả đầu tiên là danh sỹ Cao Bá Quát sang xứ sở Batavia (nay là thủ đô Jakarta) để thúc đẩy giao thương giữa hai bên.

Mối quan hệ đó tiếp tục được nuôi dưỡng, vun đắp và ngày càng phát triển, hai nước trở thành đối tác chiến lược từ năm 2013, cùng là thành viên ASEAN, chia sẻ nhiều lợi ích và giá trị tương đồng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của ASEAN, một trong những tổ chức khu vực thành công trên thế giới, một khu vực kinh tế năng động, với sức mạnh của một nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới. Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN trở thành một thể thống nhất, gắn bó, không chỉ mang lại những lợi ích quan trọng cho mỗi nước thành viên, mà cả các nước ngoài khu vực.

Tổng Bí thư phân tích những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt; đồng thời chỉ rõ những bài học đã giúp ASEAN thành công trong suốt 50 năm qua. Đó là bài học về giữ vững “độc lập, tự cường,” “đoàn kết, thống nhất,” giữ được “vai trò trung tâm” trong các cơ chế hợp tác khu vực, kiên trì “phương thức ASEAN” - tham vấn và đồng thuận. Một ASEAN đoàn kết, thống nhất, vững mạnh, tăng cường liên kết nội khối và mở rộng quan hệ với bên ngoài, là lợi ích lớn nhất của tất cả các nước.

Đồng thời, ASEAN có thể đóng vai trò “trung gian tích cực” giúp giải quyết những mâu thuẫn lợi ích, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Để hiện thực hóa “Tầm nhìn ASEAN 2025," Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ASEAN cần nỗ lực thực hiện 3 điểm: xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN thực sự gắn kết, vững mạnh và phát triển thịnh vượng; duy trì và củng cố hòa bình, ổn định của khu vực; tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài, đồng thời củng cố, phát huy hiệu quả vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc đang định hình ở khu vực.

Trong 22 năm qua, dù là thành viên đến sau, với trình độ phát triển còn có hạn, nhưng Việt Nam đã nỗ lực hết sức mình tham gia với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, góp phần duy trì và thúc đẩy một trật tự ở Đông Nam Á dựa trên các quy tắc của khu vực và phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam luôn coi ASEAN là ngôi nhà chung, đặt ưu tiên cao quan hệ với các nước thành viên, gắn bó hài hòa lợi ích quốc gia của Việt Nam với lợi ích của cả khu vực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong rằng Việt Nam và Indonesia có vị trí quan trọng ở khu vực, cùng chia sẻ nhiều quan niệm và giá trị chung, có truyền thống gắn bó và hợp tác chặt chẽ, chung tay đoàn kết cùng các nước ASEAN khác tiếp tục những nỗ lực không mệt mỏi, phấn đấu hơn nữa vì lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước và vì một ASEAN "lấy người dân làm trung tâm."

Cùng với ASEAN, Việt Nam và Indonesia sẽ tiếp tục phát triển; cùng với Indonesia và Việt Nam, ASEAN sẽ ngày càng lớn mạnh, góp phần xứng đáng vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tại cuộc nói chuyện, nhà nghiên cứu của CSIS đề cập vấn đề: ASEAN có 2 nguyên tắc cơ bản là tham vấn và đồng thuận, nhưng hiện nay nguyên tắc đồng thuận khó đạt được khi các quốc gia trong khu vực có lợi ích khác nhau. Vậy ASEAN cần phải làm gì để thúc đẩy các vấn đề khu vực mà các bên cùng quan tâm?

Trao đổi về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phương thức ASEAN bắt nguồn từ cách tiếp cận văn hóa tham vấn và đồng thuận, đồng thuận tạo ra sự đoàn kết của ASEAN và nguyên tắc này đã được ghi trong Hiến chương ASEAN. Nhiều vấn đề của ASEAN đã được giải quyết trên nguyên tắc đồng thuận. Đồng thuận tạo ra sự đoàn kết và đoàn kết thì đồng thuận càng cao. Cả lý luận và thực tế cho thấy, ASEAN cần tiếp tục kiên trì thực hiện phương châm này.

Tuy nhiên, thực tế có những vấn đề khó đạt được đồng thuận. Ở đây có mối quan hệ giữa lợi ích từng nước và lợi ích chung của khu vực. Tổng Bí thư cho rằng, các bên liên quan cần tham vấn, trao đổi để đi đến đồng thuận, nếu không đồng thuận được thì khó đoàn kết.

Để đạt được đồng thuận có 2 yếu tố, bản thân từng nước phải chân thành, cầu thị, đồng thời phải có cơ chế, quy tắc, quy định. Tuy nhiên, việc xây dựng các quy chế, quy định đó không phải một lúc làm được ngay, mà phải có quá trình, hoàn thiện từng bước.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: chân thành và cầu thị, đặt lợi ích của mình trong lợi ích chung của khu vực, đồng thời với việc xây dựng các cơ chế, quy chế, quy định thì sẽ chắc chắn sẽ đạt được đồng thuận.

tin nhap 20170823232955
Indonesia tổ chức trọng thể lễ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhận lời mời của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ...

tin nhap 20170823232955
Quan hệ chiến lược Việt Nam - Indonesia ngày càng phát triển

Trang mạng eurasiareview ngày 21/8 đã đăng tải bài viết về chuyến thăm chính thức Indonesia kéo dài 3 ngày từ 22-24/8 của Tổng Bí ...

tin nhap 20170823232955
Tổng Bí thư thăm Đại sứ quán, trao đổi với doanh nghiệp tại Indonesia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia, chiều 22/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư thăm Indonesia và Myanmar

Đọc thêm

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động