Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định về công tác dân tộc

Chiều 30/11, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong ket 5 nam thuc hien nghi dinh ve cong tac dan toc Việt Nam và Nam Phi tăng cường hợp tác về công tác dân tộc
tong ket 5 nam thuc hien nghi dinh ve cong tac dan toc 6 bài học kinh nghiệm trong triển khai công tác dân tộc

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, công tác dân tộc và chính sách dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm; xác định là trách nhiệm của các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị được thể hiện bằng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

tong ket 5 nam thuc hien nghi dinh ve cong tac dan toc
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP/Lê Sơn)

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh-quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc là văn bản pháp quy cao nhất, quan trọng nhất được Chính phủ ban hành từ trước tới nay về công tác dân tộc với 13 nhóm chính sách và công tác quản lý nhà nước về dân tộc.

Nghị định số 05 đã tạo khuôn khổ pháp luật để thống nhất nhận thức và hành động trong công tác dân tộc. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và ban hành Chương trình hành động để thực hiện; ban hành Chỉ thị số 28 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, phê duyệt nhiều đề án, chương trình, chính sách dân tộc.

Trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn quan tâm, bố trí 136.000 tỷ đồng cho vùng dân tộc miền núi và chính sách dân tộc (riêng 9 chính sách cho Ủy ban Dân tộc trực tiếp quản lý đã bố trí 27,5 nghìn tỷ đồng); tổng dư nợ tín dụng chính sách cho khu vực này đến cuối năm 2015 cũng đạt gần 136.000 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng thiết yếu từng bước được hoàn thiện, sản xuất phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, bộ mặt vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi rõ nét. Theo kết quả điều tra đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số ngày 01/7/2015, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 35% năm 2011 xuống còn 16,8%; 92,7% số thôn, bản, xã có điện lưới quốc gia, 4,1% được sử dụng các nguồn điện khác; 97,6% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã (trong đó 71,9% là đường nhựa hoặc bê tông); trường học kiên cố đạt 77,1%, bán kiên cố 21,0%; trạm y tế kiên cố đạt 67,8%; bán kiên cố 31%.

Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định, đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục.

Đó là, các quy định tại Nghị định là quy định chung, liên quan đến nhiều lĩnh vực, chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nhóm chính sách; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện chưa được thường xuyên, liên tục. 

Việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện ở một số bộ, ngành chưa kịp thời, còn hạn chế, nhất là cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc bố trí kinh phí triển khai thực hiện các chương trình, dự án chưa đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đặt ra (bình quân chỉ đáp ứng 40-60% kế hoạch). Chính sách tạo việc làm tuy đã được lồng ghép với chính sách giảm nghèo nhưng trong thực hiện còn nhiều bất cập; việc phân cấp đối với các địa phương triển khai chậm, hiệu quả chưa cao. Đây là những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực và tập trung nguồn lực hơn nữa để giải quyết trong thời gian tới.

“Các địa phương phải năng động, sáng tạo, ý chí quyết tâm để thúc đẩy sự phát triển nhanh, không nên chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung ương. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, động viên sức mạnh của cả hệ thống chính trị, có những ưu đãi chính sách để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh, lựa chọn ra mô hình tiên tiến như cánh đồng mẫu lớn, trang trại lớn ở một số địa phương, tạo công ăn việc làm, phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, xoá bỏ tự ti và cung cách làm ăn nhỏ lẻ, gắn với các chính sách “bà đỡ” của Nhà nước với đầu tư của doanh nghiệp và tín dụng của ngân hàng, lựa chọn ngành nghề có lợi thế để đào tạo nghề cho bà con như phát triển du lịch, chăn nuôi đại gia súc, trồng rau, hoa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chăn nuôi, có chính sách đất đai tốt để bà con góp đất tham gia vào chuỗi giá trị hàng hoá, sản phẩm của mình”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

tong ket 5 nam thuc hien nghi dinh ve cong tac dan toc
Toàn cảnh buổi họp. (Ảnh: VGP/Lê Sơn)

Muốn làm được điều này đòi hỏi sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo sát sao của người đứng đầu, các bộ cùng làm, xây dựng các mô hình tiên tiến. Bên cạnh đó, báo chí vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ, nhân rộng các điển hình hay, mô hình tốt cho bà con học tập, làm theo.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 05; tiếp tục ban hành hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 05; chủ trì hoặc phối hợp chặt chẽ trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách dân tộc hiện hành cho phù hợp với tình hình phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cho giai đoạn 2016-2021.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tăng cường nguồn lực nhà nước, đề xuất chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có nguồn lực của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ.

Đối với các địa phương có vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 05 và các chính sách dân tộc hiện hành; chủ động ưu tiên nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn với chính sách dân tộc, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội cho các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Khuyến khích các địa phương ban hành các chính sách đặc thù, bố trí thêm nguồn lực để tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

tong ket 5 nam thuc hien nghi dinh ve cong tac dan toc Trang phục dân tộc của Việt Nam: Tại sao gây tranh cãi?

Trang phục dân tộc được Khả Trang mang đi dự thi tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2016 đã "dậy sóng" với những ý kiến ...

tong ket 5 nam thuc hien nghi dinh ve cong tac dan toc Tìm lại bản sắc của nghệ thuật múa các dân tộc thiểu số Việt Nam

Chiều 21/11, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo công bố Cuộc thi tác phẩm múa chuyên nghiệp các dân tộc thiểu số Việt ...

tong ket 5 nam thuc hien nghi dinh ve cong tac dan toc "Phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc mỗi ngày"

Đó là lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trong phát biểu tại Lễ khai ...

BC

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Phát triển sâu rộng đối ngoại nhân dân, cánh tay nối dài giúp Hà Nội vươn tầm thế giới

Liên hiệp Hà Nội đã và đang tích cực thúc đẩy, đưa hoạt động đối ngoại nhân dân trở thành mạng lưới.
Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Đại sứ Bùi Văn Nghị tham dự Lễ hội Đỏ lần thứ 2 tại thành phố Salvador, Brazil

Việt Nam là một trong bảy nước được mời phát biểu trong Diễn đàn quốc tế về hoà bình, đoàn kết quốc tế và bảo vệ nhân dân Palestine.
Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Nhật Bản cũng như hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt ...
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động