Tổng thống Mỹ ký ban hành luật chấm dứt quan hệ thương mại với Nga. (Nguồn: The Hill) |
Động thái trên được đưa ra sau khi Mỹ, Nhật Bản và các nước khác trong Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hồi tháng trước nhất trí có biện pháp tước quy chế "tối huệ quốc" của Nga.
Trước đây, với quy chế này, Moscow được hưởng mức thuế thấp, cũng như các lợi ích khác khi là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng các đồng minh và đối tác khác cũng đang áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với Nga nhằm gây sức ép yêu cầu nước này chấm dứt cuộc tấn công quân sự tại Ukraine, vốn đã diễn ra hơn một tháng.
Việc tước bỏ quy chế tối huệ quốc, đặt Nga vào cùng nhóm với Triều Tiên và Cuba về quan hệ thương mại với Mỹ. Các chuyên gia cho rằng, thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm của Nga sẽ tăng từ 3% lên trung bình khoảng 30%.
Belarus, quốc gia ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, cũng sẽ mất quy chế tối huệ quốc theo luật mới ban hành.
Cũng trong ngày 8/4, ông Biden cũng đã ký ban hành luật cấm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng từ Nga, cũng như sắc lệnh cấm khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên hóa lỏng, than đá và các sản phẩm năng lượng khác của Moscow.
Trong khi đó, cùng ngày, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai tuyên bố, bà sẽ tiếp tục phối hợp với Quốc hội nước này và các đối tác thương mại bàn về các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.
| Nhà ga Kramatorsk bị oanh tạc, Nga-Ukraine đổ lỗi nhau, Moscow tuyên bố khởi tố hình sự Ngày 8/4, một vụ nã rocket nhằm vào nhà ga xe lửa có đông người sơ tán ở thành phố Kramatorsk thuộc miền Đông Ukraine ... |
| Nhật Bản công bố các 'đòn trừng phạt' mới nhằm vào Nga, Mỹ nới tay đòn một lĩnh vực? Ngày 8/4, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố, nước này sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Nga. |