Xe điện của Trung Quốc sẽ chịu thuế quan lên tới 102,5% từ Mỹ. (Ảnh: Jochen Tack) |
Ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 18 tỷ USD (tương đương 16,67 tỷ Euro).
Sau gần 4 năm xem xét, Washington sẽ tăng thuế trong các lĩnh vực mục tiêu, trong đó xe điện của Trung Quốc. Tổng mức thuế đối với các loại xe điện sẽ tăng vọt lên 102,5% từ mức 27,5% hiện tại.
Các biện pháp mới cũng nhắm vào các công nghệ khác bao gồm pin, pin Mặt trời, thép và nhôm. Thuế sẽ tăng từ 7,5% lên 25% đối với pin lithium, từ 0 lên 25% đối với khoáng sản quan trọng, từ 25% lên 50% đối với pin Mặt trời và từ 25% lên 50% đối với chất bán dẫn.
Mỹ "tổng tấn công"
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Biden đã công bố mức thuế thép và nhôm lên 25%.
Tin liên quan |
Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết' |
Nhà Trắng cho biết, hành động này nhằm mục đích khuyến khích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “loại bỏ các hoạt động thương mại không công bằng liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và đổi mới”.
Theo đó, các mức thuế mới sẽ bắt đầu sau 90 ngày kể từ ngày 14/5 - khoảng thời gian sẽ được theo dõi chặt chẽ để phát hiện các dấu hiệu trả đũa "ăn miếng trả miếng" của Bắc Kinh.
Nhiều năm trước, xe điện của Trung Quốc hầu như đã bị loại khỏi thị trường Mỹ bởi các mức thuế hiện hành. Trong khi đó, các công ty năng lượng Mặt trời của Bắc Kinh chủ yếu xuất khẩu sang Washington từ nước ngoài để tránh những hạn chế tương tự.
Bà Greta Peisch từ công ty luật Wiley Rein LLP (Mỹ) cho biết, chính quyền Tổng thống Biden đã “tổng tấn công" vào các lĩnh vực được quan tâm lâu dài của Trung Quốc. Động thái này nhấn mạnh mối lo ngại lớn hơn về ảnh hưởng kinh tế và các hoạt động thương mại không công bằng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hiện, Washington đang đặt mục tiêu bảo vệ các lĩnh vực quan trọng của Mỹ như xe điện, pin và pin Mặt trời trước làn sóng nhập khẩu tiềm tàng từ Bắc Kinh, có thể làm gián đoạn các ngành công nghiệp nhạy cảm và làm suy yếu lợi ích kinh tế của Mỹ.
Trung Quốc phủ nhận
Để đáp trả ngay lập tức các biện pháp này, ngày 14/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh “phản đối việc đơn phương tăng thuế, vi phạm các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".
Vào tháng 4, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Wentao cho biết, sự phát triển nhanh chóng của các công ty xe điện trong nước không phải do trợ cấp mà là do “sự đổi mới liên tục”.
Ông nói: "Những cáo buộc của Mỹ và châu Âu về sự 'bóp méo' thị trường thông qua trợ cấp của nhà nước và tình trạng dư thừa công suất là không có căn cứ. Lợi thế của xe điện của Trung Quốc là do hệ thống chuỗi cung ứng được thiết lập tốt và sự cạnh tranh trên thị trường”.
Quan hệ giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới đã rạn nứt trở lại, sau quyết định tăng thuế khủng từ Washington. (Nguồn: Twitter) |
EU đang làm gì?
Thời gian qua, các lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều tỏ rõ mối lo ngại với hàng giá rẻ từ Trung Quốc. Họ cảnh báo rằng, việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trợ cấp quá mức đã châm ngòi cho làn sóng xuất khẩu hàng giá rẻ và đe dọa tới việc làm ở nước họ.
Hồi tháng 10/2023, EU đã mở một cuộc điều tra để xác định xem liệu có nên áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc "để bù đắp trợ cấp của nhà nước và tạo sân chơi bình đẳng" sau khi nhập khẩu tăng đáng kể.
Tháng 9/2023, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông tin, thị trường toàn cầu tràn ngập xe điện giá rẻ vì "trợ cấp lớn của nhà nước".
Bằng cách sử dụng công cụ cạnh tranh mới nhất, cuộc điều tra của EU đối với xe điện của Trung Quốc thể hiện sự khác biệt đáng kể so với các biện pháp phòng vệ thương mại truyền thống. Cuộc điều tra tập trung vào việc xác định liệu các nhà sản xuất Trung Quốc có nhận được trợ cấp trong nước hay không và liệu những khoản trợ cấp đó có gây tổn hại cho các nhà sản xuất ô tô EU hay không?
Nếu thấy có hại, EC sẽ áp thuế nhập khẩu cao hơn đối với xe điện Bắc Kinh - hiện ở mức từ 10% đến 20% - để giảm thiểu tác động bất lợi đối với các ngành công nghiệp châu Âu.
Giám đốc điều hành hàng đầu của các nhà sản xuất ô tô Đức BMW và Volkswagen đã lên tiếng chống lại việc áp thuế nhập khẩu của khối 27 thành viên đối với xe điện Trung Quốc. Hai hãng ô tô nổi tiếng cho rằng, động thái như vậy sẽ gây tổn hại cho các nhà sản xuất ô tô, làm tổn hại đến kế hoạch chuyển đổi xanh của khối và có nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.
Giám đốc điều hành BMW Oliver Zipse nhấn mạnh: "EU có thể tự 'bắn vào chân mình'. Chúng tôi không nghĩ rằng ngành của chúng tôi cần được bảo vệ".
Các nhà sản xuất ô tô Đức, trong đó có Mercedes-Benz, phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ thị trường Trung Quốc.
Thêm "rạn nứt"
Việc tăng thuế mới nhất của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sắp tới và hai ứng cử viên nổi bật cho ngôi vị "ông chủ" Nhà Trắng là ông Biden và ông Trump.
Cựu Tổng thống Trump đang dự tính tăng lãi suất trên diện rộng. Trong một cuộc vận động tranh cử ở New Jersey vào ngày 11/5, ông Trump hy vọng Đảng Cộng hòa sẽ ủng hộ việc áp dụng mức thuế thậm chí còn khác nghiệt hơn đối với hàng hóa Trung Quốc.
"Ông Biden nói sẽ áp thuế 100% đối với tất cả xe điện của Trung Quốc. Điều đó không tốt sao? Ông Biden lẽ ra phải làm điều này 4 năm trước", cựu Tổng thống Trump nói.
Ông cũng cảnh báo rằng, các công ty Trung Quốc sẽ cố gắng sản xuất ô tô ở Mexico để tránh thuế, sau đó, vận chuyển chúng sang Mỹ theo Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada. Ông Trump tiết lộ, sẽ áp thuế 200% đối với ô tô Trung Quốc sản xuất tại Mexico và cam kết tăng thêm 60% thuế đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc.
Trong chiến dịch tranh cử để trở lại Nhà Trắng, cựu Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ xem xét áp thuế từ 60% trở lên đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc - một động thái có thể làm leo thang cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh mà ông đã khởi xướng từ khi còn đương nhiệm.
Mỹ và Trung Quốc đã dành nhiều tháng để tìm cách ổn định quan hệ ngoại giao sau nhiều năm bất đồng. Nhưng dường như, quan hệ giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới đã rạn nứt trở lại, sau quyết định tăng thuế khủng từ Washington.
| Tổng thống Mỹ Biden ký thành luật loạt động thái lịch sử, uranium làm giàu của Nga chính thức 'bị thương' Ngày 13/5, Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một lệnh cấm uranium làm giàu của Nga - nỗ ... |
| Kinh tế Nga đang 'biến hóa', Tổng thống Putin đã có cách hóa giải 'nước cờ' bao vây của phương Tây Quá trình quân sự hóa ngày càng mang tính cấu trúc của nền kinh tế Nga đang khiến mọi nỗ lực tấn công kinh tế ... |
| Phản ứng về 'đòn' mới của Mỹ, Nga nói không ai có thể khiến các doanh nghiệp hạt nhân 'quỳ gối' Lệnh cấm nhập khẩu urani từ Nga vào Mỹ sẽ ảnh hưởng đến chính Washington, trong khi Moscow vẫn thực hiện các dự án ở ... |
| EU tính bước đi cứng rắn với Nga, nhắm thẳng vào LNG, Moscow đã 'sẵn trong tay' cách đối phó Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu và các đồng minh đã tìm cách hạn chế ... |
| Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết' Ngày 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố, nước này sẽ thực hiện “mọi biện pháp cần thiết” ... |