Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và câu chuyện về lòng tin

Lưu Huỳnh
Tổng thống Jair Bolsonaro sẽ có nhiều việc phải làm để khôi phục kỳ vọng của cử tri về một Brazil hậu Covid-19 tươi sáng hơn trong nhiệm kỳ thứ hai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Người dân Brazil từng tin tưởng ông Jair Bolsonaro. Hãy nhìn vào tỷ lệ ủng hộ dành cho ông trước và sau bầu cử tổng thống năm 2018.

Trong những ngày tháng cam go của đại dịch Covid-19 tại Brazil cuối năm 2020, thăm dò dư luận cho thấy uy tín của ông Bolsonaro vẫn ở mức cao.

Tuy nhiên, sự kiên nhẫn nào cũng có giới hạn. Lòng tin của người dân với ông Jair Bolsonaro đang dần cạn. Thăm dò dư luận tháng 5/2021 cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông chỉ còn 24%, thấp hơn nhiều so với 41,2% tháng 10/2020.

Cuối tuần qua, hàng chục nghìn người khắp Brazil đã tổ chức tuần hành tại ít nhất 15 thành phố lớn nhằm phản đối cách chính phủ đối phó đại dịch Covid-19.

Ở Rio De Jaineiro, 10.000 người đã đeo khẩu trang và tuần hành trên phố, kêu gọi ông Bolsonaro từ chức.

(05.31) Một cuộc tuần hành của người dân tại thành phố Brasilia, Brazil ngày 30/5 kêu gọi Tổng thống Jair Bolsonaro từ chức. (Nguồn: Reuters)
Một cuộc tuần hành của người dân tại thành phố Brasilia, Brazil ngày 30/5 kêu gọi Tổng thống Jair Bolsonaro từ chức. (Nguồn: Reuters)

Lý do nào dẫn đến chuyển biến nhanh chóng về thái độ của người dân Brazil đối với Tổng thống?

Câu trả lời không gì khác ngoài đại dịch Covid-19. Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại đây vẫn ở mức cao.

Bộ Y tế Brazil ngày 30/5 ghi nhận 789 ca tử vong do Covid-19 và 43.520 ca nhiễm trong 24 giờ. Hiện số ca tử vong do Covid-19 và ca nhiễm lần lượt là hơn 460.000 và 16 triệu ca.

Quốc gia Nam Mỹ liên tục nằm trong nhóm có số ca nhiễm và tử vong cao nhất trên toàn thế giới.

Trong khi đó, hỗ trợ kinh tế của chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Địa lý và Số liệu Brazil (IGBE), hơn 8,1 triệu người mất việc năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đạt 14,7%, mức cao kỷ lục từ năm 2012.

Năm 2020, 30% dân số Brazil sống nhờ trợ cấp 110 USD/người (tháng 4 – 8/2020) và 50 USD/người (tháng 9 – 12/2020). Tuy nhiên, ít lâu sau đó, trợ cấp đã bị cắt giảm và chỉ có thể cung cấp cho 21% dân số, buộc nhiều người phải tìm thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.

Đó là chưa kể tới bất ổn nội bộ trong nội các. Ngày 30/3, người đứng đầu Lục quân, Hải quân và Không quân đã đồng loạt từ chức sau khi Brazil đạt kỷ lục buồn về số ca tử vong do Covid-19.

Không khó để ông Bolsonaro tìm kiếm người thay thế. Song thử thách thực sự với đương kim Tổng thống là giành lại sự ủng hộ của quân đội, vốn từng ủng hộ lập trường cứng rắn của ông trong cuộc chiến chống ma túy, nhằm thiết lập lại trật tự và pháp luật tại quốc gia Nam Mỹ.

Bên cạnh đó, Thượng viện Brazil cũng đang điều tra, làm rõ trách nhiệm của Tổng thống trong đại dịch. Một số thông tin ban đầu đã cáo buộc chính phủ phản ứng chậm trước tình trạng thiếu Oxygen nghiêm trọng tại bang Manaus, khiến nhiều ca mắc Covid-19 tử vong.

(05.31) Tổng thống Jair Bolsonaro đang đối mặt với áp lực từ công chúng, quân đội, Thượng viện Brazil và các đối thủ chính trị cánh tả. (Nguồn: Getty Images)
Tổng thống Jair Bolsonaro đang đối mặt với áp lực từ nhiều phía. (Nguồn: Getty Images)

Ngay cả khi “sống sót” qua cơn bão chính trị, uy tín của ông Jair Bolsonaro sẽ không còn như trước. Khi ấy, đón chờ ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2022 sẽ là một gương mặt cũ nhưng với tâm thế mới – cựu Tổng thống Lula da Silva.

Dù từng bị tuyên án 12 năm tù do cáo buộc tham nhũng, song tháng qua, Tòa án Tối cao Brazil đã phủ quyết một số cáo buộc “với động cơ chính trị” nhằm vào ông.

Giờ đây, ông Lula da Silva có đủ tư cách tham gia tranh cử Tổng thống.

Trái ngược với ông Bolsonaro, cựu Tổng thống Brazil với 7 năm cầm quyền vẫn nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ tầng lớp người nghèo và công nhân, lao động, vốn chiếm phần đông dân số.

Khảo sát cho thấy trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, ông Lula da Silva chiếm ưu thế về tỷ lệ ủng hộ so với ông Jair Bolsonaro.

Thời gian qua, ông thường xuyên xuất hiện trên truyền thông, hứa hẹn về một Brazil sạch bóng Covid-19 và sự trở lại của rừng Amazon trù phú.

Với kinh nghiệm chính trị và tỷ lệ ủng hộ cao, ông Lula da Silva rõ ràng là đối thủ đáng gờm với ông Bolsonaro trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Jair Bolsonaro sẽ có nhiều việc phải làm để khôi phục kỳ vọng của cử tri vào một Brazil mạnh mẽ hơn, tươi sáng hơn.

TIN LIÊN QUAN
Giá cà phê hôm nay 29/5: Giá cà phê bật tăng kỷ lục; Mối lo sản lượng Brazil vẫn còn nguyên
Brazil: Tỷ lệ trẻ em tử vong vì Covid-19 cao bất thường
Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil trao tặng 10.000 khẩu trang y tế cho Hạ viện Brazil
Covid-19 khiến Brazil tụt lại, Hàn Quốc trở lại bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Sau 'cú sốc' nhân sự, Tổng thống Brazil đã chọn được Ngoại trưởng mới

Đọc thêm

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã thao khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động