Tổng thống Brazil thăm Mỹ: Thấy gì từ “mối quan hệ đồng minh mới chớm nở”?

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 17/3 đến thủ đô Washington, bắt đầu chuyến thăm chính thức Mỹ và gặp gỡ Tổng thống Donald Trump. Chuyến đi được xem là nhằm củng cố “mối quan hệ đồng minh vừa mới chớm nở” giữa hai nhà lãnh đạo theo đường lối dân túy, cũng như nhằm gia tăng sức ép với chính quyền Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong brazil tham my thay gi tu moi quan he dong minh moi chom no Tổng thống Brazil có thể sẽ không thực hiện cam kết chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem
tong thong brazil tham my thay gi tu moi quan he dong minh moi chom no Bỏ qua chỉ trích Bắc Kinh trong quá khứ, Tổng thống Brazil sẽ thăm Trung Quốc để thúc đẩy đối thoại

Tháp tùng ông Bolsonaro có 6 Bộ trưởng, trong đó có Ngoại trưởng Emesto Araujo, Bộ trưởng Kinh tế Paulo Guedes và Bộ trưởng Tư pháp Sergio Moro. Đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Bolsonaro kể từ khi nhậm chức hôm 1/1 vừa qua.

tong thong brazil tham my thay gi tu moi quan he dong minh moi chom no
Ông Jair Bolsonaro, tân tổng thống Brazil. (Nguồn: Reuters)

Hợp tác kinh tế chặt chẽ

Kể từ sau khi đắc cử, chính trị gia cực hữu này đã đón tiếp Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tham dự lễ nhậm chức của ông vào ngày 1/1/2019.

Đầu tháng 2 vừa qua, Ngoại trưởng Brazil Ernesto Araújo đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại Washington, và vào cuối tháng 2, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Tây Bán Cầu của Mỹ Kimberly Breier đã tới thủ đô Brasilia để gặp mặt đại diện xã hội dân sự và quan chức của chính phủ mới.

Theo một thông cáo chính thức của Nhà Trắng, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Bolsonaro với người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào ngày 19/3 tới sẽ tập trung vào các yếu tố để xây dựng một “Tây Bán Cầu thịnh vượng, an toàn và dân chủ hơn”. Nói cách khác, các đề tài cụ thể sẽ là thương mại song phương, hợp tác quân sự và “khôi phục dân chủ” tại Venezuela.

Chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, Chính phủ mới của Brazil đã có bước tiến trong thỏa thuận tạo ra một công ty liên doanh giữa 2 tập đoàn sản xuất máy bay Boeing (của Mỹ) và Embraer (của Brazil), có giá trị lên tới hơn 4,7 tỷ USD, trong đó doanh nghiệp khổng lồ của Mỹ có trụ sở tại Chicago sẽ chiếm tới 80% cổ phần. Tới tháng 2/2019, dự án sáp nhập này đã được các cổ đông của Embraer thông qua.

Các chuyên gia cho rằng, chương trình nghị sự thương mại song phương sắp tới giữa hai tổng thống, cần nhấn mạnh mối quan tâm của Mỹ trong việc mở cửa ngành dầu khí của Brazil sau khi lật đổ cựu Tổng thống cánh tả Dilma Rousseff. Kể từ sau cột mốc đó, đa phần các công ty dầu khí thắng thầu tại Brazil là các doanh nghiệp Mỹ, điển hình như Exxon đã giành được khu Uirapuru, với tổng diện tích được quyền thăm dò và khai thác lên tới 8.903km2, trong khi một liên doanh giữa Petrobras, Chevron và Shell thắng thầu phân khu Tres Marias, còn phân khu Dois Irmão thì thuộc về liên doanh Petrobras, Equinor (trước là Staoil) và BP.

Tổng thống Bolsonaro từng bày tỏ quan điểm tiếp tục chính sách mở cửa năng lượng, trong đó các doanh nghiệp Mỹ sẽ được hưởng lợi. Bằng chứng cho xu hướng này là việc Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Brazil Bento Albuquerque cũng vừa ghé thăm Washington để thảo luận về đề tài này trong một sự kiện do Viện Brazil của Trung tâm nghiên cứu quốc tế Wilson tổ chức, nơi quan chức này đã trình bày về chiến lược quản lý việc khai thác các mỏ dầu dưới sâu ở lớp tiền muối. Ông khẳng định rằng các nhà đầu tư giờ đây hoàn toàn minh bạch về nghị trình trong các lĩnh vực năng lượng điện, dầu mỏ, khí đốt và nhiên liệu sinh học của Brazil. Thậm chí, Bộ trưởng Albuquerque còn công bố trước rằng các phòng đấu thầu nhượng quyền khai thác lần thứ 16 sẽ diễn ra vào tháng 10 và vòng phân chia khu vực khai thác lớp tiền muối thứ 7 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Trong khuôn khổ chuyến thăm sắp tới, Trung tâm Wilson cũng sẽ tổ chức một hội thảo mang tên “Những tác động từ chuyến thăm Washington của Tổng thống Bolsonaro và triển vọng cải cách kinh tế”, với sự hiện diện của thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng châu Mỹ và các hãng tư vấn tài chính. Theo cơ sở nghiên cứu chiến lược này, lĩnh vực hứa hẹn nhất trong đối thoại song phương bao gồm cả triển vọng về lượng đầu tư lớn hơn của Mỹ vào Brazil - “phụ thuộc phần lớn vào khả năng của Chính phủ mới trong việc thực thi những cải cách rất cần thiết cho nền kinh tế, đặc biệt trong việc thông qua một cuộc cải cách có ý nghĩa về lương hưu tại Quốc hội Brazil”.

tong thong brazil tham my thay gi tu moi quan he dong minh moi chom no
Ông Jair Bolsonaro có những quan điểm tương đồng với Tổng thống Donald Trump. (Nguồn: Reuters)

Hợp tác quốc phòng rộng mở

Về quốc phòng, Brazil hiện là đối tác thương mại thứ hai tại Mỹ Latinh của nền công nghiệp quân sự Mỹ. Các mối quan hệ song phương về quốc phòng và an ninh, tồn tại từ nhiều thập kỷ qua, đã được thắt chặt trong thời kỳ của chính phủ đảo chính của cựu Tổng thống Michel Temer với việc tạo ra các cơ chế như Diễn đàn An ninh thường trực Brazil-Mỹ, Đối thoại về Công nghiệp Quốc phòng Brazil-Mỹ và việc ký kết các hiệp ước khoa học-công nghệ như Thỏa thuận Trao đổi thông tin về Nghiên cứu và Phát triển.

Cần nhắc lại rằng, trước chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tới Brazil vào tháng 7/2018, Chính phủ Brazil đã thúc đẩy thỏa thuận khung trong lĩnh vực không gian, cho phép việc sử dụng chung căn cứ phóng vệ tinh Alcántara tại bang Maranhão. Nhiều khả năng trong cuộc gặp giữa ông Trump và ông Bolsonaro sắp tới, hai bên sẽ công bố những bước tiến đáng kể trong cuộc thương lượng này. Những thỏa thuận này đặt hai quốc gia lớn của châu Mỹ vào một nghị trình chung, điều mà về mặt địa chính trị sẽ gây ra những quan ngại lớn hơn về khả năng quân sự hóa tại châu lục này và sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ tại Brazil.

Một Tây Bán Cầu “thịnh vượng, an toàn và dân chủ”

Một trong những đề tài then chốt trong chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Bolsonaro sắp tới là Venezuela và việc xây dựng một Tây Bán Cầu “thịnh vượng, an toàn và dân chủ” hơn.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh gần nhất của Nhóm Lima (gồm Canada và 13 quốc gia Mỹ Latinh, trừ Mexico), Phó tổng thống Brazil Hamilton Mourao đã phát biểu rằng: “Có thể trả lại nền dân chủ tại Venezuela mà không cần một biện pháp cực đoan khiến chúng ta bị nhầm lẫn với những kẻ xâm phạm chủ quyền quốc gia”. Tuyên bố này được cho là đã vượt ra khỏi quỹ đạo mang tính can thiệp của các thành viên khác trong Nhóm Lima- đặc biệt là Mỹ, và do đó, trong cuộc họp sắp tới, rất có thể Brazil và Mỹ sẽ ra một tuyên bố chung cũng như đặt ra những định hướng để tiếp tục chiến lược đưa “viện trợ nhân đạo” qua biên giới Venezuela.

Tóm lại, lịch trình của chuyến công du “mở hàng” này sẽ cho thấy những định hướng của quốc gia lớn nhất Nam Mỹ như mở cửa cho việc tiếp cận khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hợp tác về an ninh theo mô hình Tây Bán Cầu, và định hướng chính sách đối với Venezuela tại khu vực.

tong thong brazil tham my thay gi tu moi quan he dong minh moi chom no ​Venezuela chính thức đóng cửa biên giới với Brazil

Ngày 21/2, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ra lệnh đóng cửa hoàn toàn các cửa khẩu biên giới với Brazil, đồng thời đang xem ...

tong thong brazil tham my thay gi tu moi quan he dong minh moi chom no Cựu Tổng thống Brazil Lula bị kết án thêm 13 năm tù vẫn vì tham nhũng

Ngày 6/2, một tòa án Brazil đã kết án cựu Tổng thống  Luiz Inacio Lula da Silva 12 năm và 11 tháng tù giam trong ...

tong thong brazil tham my thay gi tu moi quan he dong minh moi chom no Cố vấn An ninh John Bolton: Quan hệ đồng minh Mỹ - Brazil đang mạnh hơn bao giờ hết

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 5/2 cho biết, ông vừa gặp Ngoại trưởng Brazil Ernesto Araujo tại Nhà Trắng để ...

Thu Hiền (theo Celag.org)

Đọc thêm

Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi nếu tài xế mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền? - Độc giả Hoài An
Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang kéo vận mệnh của khu vực đi xuống, trong khi các quốc gia phía Nam đang trở thành người dẫn đầu ...
Lưu ý cách đăng ký thi lớp 10 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Lưu ý cách đăng ký thi lớp 10 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

15h ngày hôm nay (3/5), Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh sẽ mở cổng đăng ký dự thi vào lớp 10.
iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

Kích thước màn hình iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ được gia tăng lên lần lượt 6,3 inch và 6,9 inch.
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở khu vực miền Nam tăng rải rác một vài nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động