Tổng thống Đức thăm Việt Nam: Lần trở lại ý nghĩa của người bạn từ châu Âu

Phan Mích
Đây là chuyến thăm thứ hai của một Tổng thống Đức tới Việt Nam trong lịch sử quan hệ song phương kể từ khi nước Đức thống nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đón Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân, ngày 23/1. (Ảnh: Tuấn Việt)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đón Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân, ngày 23/1. (Ảnh: Tuấn Việt)

Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Phu nhân từ ngày 23-24/1 diễn ra trong bối cảnh quan hệ song phương tiếp tục đi vào chiều sâu và có những bước phát triển thực chất. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của vị nguyên thủ Đức trong năm 2024 và là trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên giữa hai nước trong năm mới 2024 - hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025.

Đây là chuyến thăm thứ hai của một Tổng thống Đức tới Việt Nam trong lịch sử quan hệ song phương kể từ khi nước Đức thống nhất. Chia sẻ về lần thứ ba trở lại đất nước hình chữ S, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cho biết, lần nào ông cũng cảm thấy như lần đầu tiên…

Với cá nhân Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, theo Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh, lần trở lại này là dịp để ông chứng kiến tận mắt những dự án “hải đăng” của Đức tại Việt Nam, những dự án từng được ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của ông năm 2008 trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Đức, đã và đang “đơm hoa kết trái”.

Còn với truyền thống Việt Nam, việc đón khách quý phương xa ngay đầu năm mới và ngay trước Tết Giáp Thìn 2024 mang đến nhiều điều hanh thông và tạo xung lực mới cho quan hệ Việt Nam và Đức trong thời gian tới.

Đối tác kinh tế tin cậy

Quan hệ Việt Nam-Đức đã có bước phát triển mạnh mẽ trong gần năm thập kỷ qua, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Việt Nam là Đối tác toàn cầu trong Chiến lược hợp tác phát triển đến năm 2030 của Đức. Hai bên duy trì đều đặn tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, trong đó tiêu biểu là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz (tháng 11/2022).

Hai nước phối hợp chặt chẽ tại các tổ chức quốc tế và cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU… Đức ủng hộ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông, trong đó có việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016.

Là điểm sáng trong quan hệ song phương, rất dễ hiểu khi Tổng thống Frank-Walter Steinmeier lựa chọn nội dung trọng tâm của chuyến thăm lần này là về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với các doanh nghiệp Đức.

Trong nhiều năm liên tiếp, Đức luôn là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam hiện là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt xấp xỉ 12 tỷ USD, tăng gấp ba lần trong 10 năm qua. Đức là nhà đầu tư lớn thứ tư trong số các nước EU, đứng thứ 18/143 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt gần 2,7 tỷ USD và 460 dự án đầu tư còn hiệu lực.

Trong các cuộc hội đàm, hội kiến giữa Tổng thống Đức với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, những cụm từ “trụ cột của quan hệ hợp tác”, “Việt Nam – đối tác kinh tế tin cậy”, “đối tác kinh tế hàng đầu”, “đối tác thương mại hàng đầu”… được hai bên nhấn mạnh nhiều lần, cho thấy những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Tháp tùng Tổng thống Frank-Walter Steinmeier đến Việt Nam có sự góp mặt của đoàn doanh nghiệp lớn hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau càng củng cố niềm tin và sự hứng khởi của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Đức đối với điểm đến Việt Nam. Bất chấp những quan ngại toàn cầu, khảo sát AHK World Business Outlook - Mùa Thu 2023 của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Vietnam) vẫn nhấn mạnh sức hấp dẫn ngày càng tăng của Việt Nam đối với các công ty Đức. Trong đó, 42% các công ty Đức tại Việt Nam ưu tiên chiến lược đa dạng hóa sản xuất.

Tiếp theo sau là bán hàng và tiếp thị chiếm 41%, dịch vụ chiếm 35%, và kho vận (logistics) chiếm 31%, thể hiện được sự tiếp cận toàn diện trong phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, khoảng 50% các công ty được khảo sát nhận ra tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam là một yếu tố quan trọng khi xem xét mở rộng đầu tư.

Đúng như ông Elmar Dutt và Torben Minko – đồng Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) nhận định, “sự hiện diện và gia tăng đầu tư này không chỉ phản ánh niềm tin của các công ty Đức với thị trường Việt Nam, mà còn đồng nghĩa với việc Việt Nam được xem như một điểm đến đầy hứa hẹn cho những ai đang quan tâm đến việc mở rộng quy mô kinh doanh tại châu Á”.

Bên cạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, những lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo… sẽ là những ưu tiên của hợp tác song phương trong thời gian tới, thông qua các dự án hợp tác phát triển do Đức tài trợ.

Ngoài đề nghị Đức sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA), Việt Nam hy vọng Đức tiếp tục hợp tác triển khai hiệu quả khuôn khổ Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mà Đức là một bên tham gia để Việt Nam thực hiện mục tiêu giảm phát thải như đã cam kết tại COP 26.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hội đàm ngày 23/1. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hội đàm ngày 23/1. (Nguồn: TTXVN)

Hiện thực hóa những “hải đăng”

Tọa lạc ngay “góc hai mặt tiền” quốc lộ 13 và đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, Đại học Việt Đức (VGU) ngay từ khi thành lập vào tháng 9/2008 đã được đánh giá là dự án “hải đăng” và là biểu tượng về hợp tác giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam và Đức. Lần trở lại Việt Nam thăm Đại học Việt Đức của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier vì thế trở nên đặc biệt ý nghĩa khi ông chứng kiến những nội dung văn bản ký kết năm 2008 đã được hiện thực hóa, dự án “hải đăng” đã thật sự thành hình.

Dự án xây dựng khuôn viên Đại học Việt Đức được Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới ký hợp đồng tín dụng từ năm 2010, khởi công từ năm 2016 với tổng mức đầu tư 200 triệu USD. Khuôn viên của trường chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 2022-2023, dự kiến đáp ứng quy mô 6.000 sinh viên vào năm 2030. Hiện trường đang đào tạo khoảng 2.400 sinh viên Việt Nam và 70 sinh viên các nước.

Trường cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ các tổ chức và các tập đoàn đa quốc gia của Đức tại Việt Nam. Nhờ tất cả các nguồn giúp đỡ này, mức học phí tại trường được hỗ trợ và thấp hơn nhiều so với chi phí cần thiết của một trường đại học tiêu chuẩn quốc tế.

Với tổng diện tích xây dựng lên tới 156.000m2, trường Đại học Việt Đức được xây dựng theo mô hình hệ sinh thái đô thị đại học, bao gồm đầy đủ các hạng mục theo chuẩn quốc tế. Trường hướng tới mục tiêu trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu dẫn đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Trong quá trình đào tạo, Đại học Việt Đức đã đạt nhiều thành tích với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao, trong đó phần lớn làm việc trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành học. Có tới 8,6% sinh viên sau khi ra trường làm việc tại Đức. Tỷ lệ bài báo khoa học trên một giảng viên luôn đạt mức cao, thuộc top 7 so trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam.

Không chỉ Đại học Việt Đức, một số dự án “hải đăng” của Đức tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực lân cận thời gian qua như Ngôi nhà Đức hay Tuyến Metro số 2 cũng là điểm dừng chân của Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trong chuyến thăm hai ngày tới Việt Nam lần này.

Trong bối cảnh Đức đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động và Việt Nam có lợi thế, hợp tác đào tạo nghề cũng là lĩnh vực mà hai bên quan tâm hợp tác. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường xây dựng các cơ chế, khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề. Tổng thống Đức bày tỏ mong muốn, lực lượng lao động Việt Nam sớm có cơ hội được làm việc tại Đức, cải thiện tích cực tình trạng thiếu hụt lao động tại Đức thời gian tới.

Những nhân tố kết dính

Khi nói về quan hệ Việt Nam-Đức, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh nền tảng rất quan trọng chính là mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân hai nước, trong đó có 200 nghìn người Việt Nam đang sinh sống làm việc tại Đức và nhiều người nói tiếng Đức. Đây chính là nhân tố, chất kết dính, đặt nền móng cho sự hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Đức và Việt Nam.

Vị nguyên thủ Đức nêu rõ, điều kết nối người Đức với Việt Nam chính là quá khứ chung của hai nước. Đó là nền tảng hình thành nên sự đa dạng và sâu sắc trong tình hữu nghị Đức - Việt. Thương mại khởi sắc, đầu tư được đẩy mạnh, trao đổi văn hóa, khoa học và xã hội diễn ra sôi động, không kém phần quan trọng là các hoạt động hợp tác chính trị giữa hai Nhà nước và người dân hai nước.

Cùng đi với Tổng thống Frank-Walter Steinmeier sang Việt Nam có một số đại diện xuất sắc của cộng đồng người Việt thành đạt tại Đức. Đây là điểm rất mới với chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Đức tới Việt Nam, thể hiện sự đánh giá cao và coi trọng cộng đồng người Việt tại Đức. Cộng đồng cũng là cầu nối cho quan hệ song phương nói chung và tình hữu nghị, gắn bó gần gũi giữa nhân dân hai nước nói riêng.

Có thể nói, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Đức vào tháng đầu của năm mới 2024 và trước thềm Tết cổ truyền của dân tộc mang đến cho Việt Nam những tình cảm hữu nghị ấm áp và niềm tin vào tương lai tươi sáng của quan hệ hai nước.

Đức mong muốn tiếp tục mở rộng sự hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Chúng tôi coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.

Tôi nhận thấy hai lĩnh vực hợp tác tiềm năng cho hai nước trong thời gian trước mắt. Thứ nhất là chuyển đổi năng lượng. Chúng tôi muốn hỗ trợ Việt Nam hướng tới các nguồn năng lượng tái tạo và loại bỏ các nguồn năng lượng hóa thạch và than đá. Đức là một trong những quốc gia phát triển thiết lập quan hệ Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam. Thứ hai là tuyển dụng lao động Việt Nam có tay nghề cao cho Đức. Thị trường lao động Đức mang đến cơ hội việc làm hấp dẫn cho người Việt Nam.

TS. Guido Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam

21 loạt đại bác rền vang chào đón Tổng thống Đức thăm cấp Nhà nước Việt Nam

21 loạt đại bác rền vang chào đón Tổng thống Đức thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Chiều 23/1, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Đức Frank-Walter ...

Tổng thống Frank-Walter Steinmeier: Đại học Việt-Đức là một ‘dự án hải đăng’ cho mối quan hệ khăng khít giữa hai nước

Tổng thống Frank-Walter Steinmeier: Đại học Việt-Đức là một ‘dự án hải đăng’ cho mối quan hệ khăng khít giữa hai nước

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết, ông rất ấn tượng về một Việt Nam ngày nay, đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa ...

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh hội kiến Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh hội kiến Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier

Thành phố Hồ Chí Minh cam kết sẽ tiếp tục tạo cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ...

Tổng thống Đức thăm Việt Nam: 'Mầm ươm' đã cho trái ngọt, thêm mục tiêu, nhiều khát vọng

Tổng thống Đức thăm Việt Nam: 'Mầm ươm' đã cho trái ngọt, thêm mục tiêu, nhiều khát vọng

Trả lời phỏng vấn TG&VN, Đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh khẳng định chuyến thăm của Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier ...

Đại sứ Đức Guido Hildner: Chuyển đổi năng lượng và hợp tác lao động còn tiềm năng rất lớn giữa hai nước

Đại sứ Đức Guido Hildner: Chuyển đổi năng lượng và hợp tác lao động còn tiềm năng rất lớn giữa hai nước

Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner nhấn mạnh, chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Đức tới Việt Nam là điểm nhấn trong ...

Đọc thêm

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột ...
Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động