Tổng thống Mỹ sẽ không đồng ý chuyển F-16 cho Ukraine. (Nguồn: AP) |
Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, khi được hỏi liệu ông có ủng hộ việc gửi các máy bay tiêm kích phản lực tới Ukraine hay không, Tổng thống Biden khẳng định: "Không".
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, máy bay chiến đấu F-16 hiện đứng vị trí hàng đầu trong danh sách vũ khí mà Kiev mong muốn sở hữu, sau khi Mỹ, Đức và các nước phương Tây đồng ý cung cấp các xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân M1 Abrams và Leopard 2 cho nước này.
Trong khi đó, tờ Politico dẫn 3 nguồn thạo tin cho biết, một nhóm quan chức quân đội Mỹ đang bí mật vận động hành lang bên trong Lầu Năm Góc nhằm thuyết phục giới lãnh đạo cung cấp máy bay tiêm kích F-16 cho Ukraine.
Mặc dù chưa có quyết định về việc cung cấp máy bay F-16 nhưng Kiev đã lập danh sách 50 phi công sẵn sàng tham gia khóa huấn luyện 3 tháng về điều khiển loại chiến đấu cơ này.
Cũng liên quan vấn đề viện trợ máy bay chiến đấu, Đại sứ Ukraine tại Đức Oleksii Makeiev tuyên bố, nước này chưa đưa ra yêu cầu chính thức nào với Berlin về việc cung cấp loại phương tiện trên, mặc dù có một số lời kêu gọi từ Kiev.
Trả lời tổ hợp truyền thông DW của Đức về việc liệu Ukraine có đưa ra một yêu cầu như vậy trong tương lai hay không, ông Makeiev nói, điều đó phụ thuộc vào tình hình trên chiến trường.
Quan chức ngoại giao Ukraine nêu rõ: “Nga phóng rất nhiều tên lửa về phía các thành phố của Ukraine... các máy bay phản lực là một phần trong nỗ lực phòng không của chúng tôi”.
Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bác bỏ khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu cho Kiev, khẳng định rằng, điều đó có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn hơn giữa Tổ chức Hiêp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Moscow.
Trong bối cảnh Berlin còn đang lưỡng lự với kế hoạch gửi máy bay phản lực cho Ukraine, Hà Lan tuyên bố sẽ xem xét gửi máy bay chiến đấu F-16 nếu quốc gia Đông Âu này đưa ra yêu cầu.
| Triều Tiên phản pháo cáo buộc liên quan Nga, cảnh báo NATO về 'đám mây đen' nguy hiểm Ngày 29/1, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc Triều Tiên có ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Moscow nói Mỹ hưởng lợi, Thủ tướng Đức nỗ lực ở Nam Mỹ vì Kiev Nga cho rằng, với việc Mỹ quyết định cung cấp xe tăng cho Ukraine, không có lý do gì để Moscow tiến hành đối thoại ... |
| Tin thế giới 30/1: Nga ‘nặng lời’ với cựu Thủ tướng Anh, vụ nổ thảm khốc ở Pakistan Iran triệu đại biện Ukraine để tỏ thái độ, Trung Quốc hy vọng đối thoại với Mỹ về hai vấn đề này… là một số ... |
| Điểm tin thế giới sáng 31/1: Ngoại trưởng Ấn Độ-Hàn Quốc điện đàm, Ba Lan tăng mạnh ngân sách quốc phòng, Australia đón 'dòng' sinh viên Trung Quốc Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 31/1. |
| Tổng thư ký Stoltenberg: NATO sẽ là một liên minh hạt nhân chừng nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cảnh báo, thế giới sẽ gặp nguy hiểm hơn nếu các ... |