Tổng thống Mỹ thông báo sẽ hủy việc coi Afghanistan là đồng minh chính ngoài NATO. (Nguồn: AP) |
Trong một bức thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Tổng thống Biden viết: "Theo mục 517 của Đạo luật Hỗ trợ nước ngoài năm 1961 đã được sửa đổi, tôi thông báo về ý định hủy bỏ việc chỉ định Afghanistan là một đồng minh ngoài NATO".
Năm 2012, Mỹ coi Afghanistan là đồng minh chính ngoài NATO, dọn đường cho hai nước duy trì mối quan hệ quốc phòng và kinh tế. Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ Hillary Clinton đã công bố sự chỉ định này trong chuyến thăm Kabul.
Không giống như các đồng minh NATO, các đồng minh chính của Mỹ ngoài liên minh quân sự sẽ không nhận được sự đảm bảo phòng thủ chung của khối, song đủ điều kiện để nhận các khoản vay cũng như đóng vai trò là địa điểm đặt các kho dự trữ chiến tranh của Mỹ.
Ngoài ra, các công ty tư nhân từ các quốc gia được chỉ định có thể đấu thầu các hợp đồng bảo trì, sửa chữa thiết bị quân sự của Mỹ ở nước ngoài.
Việc trở thành đồng minh ngoài NATO đã giúp Afghanistan đủ điều kiện để được nhận đào tạo và hỗ trợ quân sự, bao gồm cả việc xúc tiến việc bán và cho thuê thiết bị quân sự ngay cả sau khi quân đội NATO rời khỏi đất nước.
Với việc hủy bỏ chỉ định của Afghanistan, Mỹ sẽ còn 18 đồng minh lớn ngoài NATO là Argentina, Australia, Bahrain, Brazil, Colombia, Ai Cập, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Morocco, New Zealand, Pakistan, Philippines, Qatar, Hàn Quốc, Thái Lan và Tunisia.
Động thái của ông Biden diễn ra gần 1 năm sau khi chính quyền Mỹ tuyên bố chấm dứt hoạt động quân sự kéo dài 20 năm của Washington ở Afghanistan và rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Ngày 15/8/2021, các tay súng Taliban đã tràn vào Kabul mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào, qua đó giành quyền kiểm soát hoàn toàn thủ đô chỉ trong vài giờ.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã từ chức để ngăn chặn bất kỳ cuộc đổ máu nào và rời khỏi đất nước.
Ngày 6/9/2021, Taliban tuyên bố giành chiến thắng hoàn toàn và thành lập chính phủ lâm thời một ngày sau đó. Chưa có bất kỳ quốc gia nào công nhận chính phủ do Taliban thành lập.
| Kinh tế Mỹ: Rủi ro suy thoái treo lơ lửng trên đầu, rất có thật và sẽ xảy ra, khi nào 'hạ cánh'? Trong nhiều tháng, các chuyên gia và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng tham gia một trò chơi: Cố gắng đoán xem khả năng ... |
| Tin thế giới 5/7: NATO trải qua 'thời khắc lịch sử'; EU như ngồi trên đống lửa; tàu Trung Quốc lại khiến Nhật Bản 'nóng mặt' NATO đi bước lịch sử liên quan mở rộng thành viên, khủng hoảng năng lượng ở EU, quan hệ Nga với Ukraine và Nhật Bản, ... |