Nga chuẩn bị đình chỉ New START với Mỹ. (Nguồn: Vajiramias) |
Nhấn mạnh Nga chuẩn bị đình chỉ chứ không rút khỏi Hiệp ước, Tổng thống Putin cảnh báo, dù Moscow sẽ không phải là bên đầu tiên nối lại hoạt động thử hạt nhân nhưng một khi Mỹ có các hoạt động thử nghiệm, đất nước của ông cũng sẽ sẵn sàng cho điều tương tự.
Ông Putin nhấn mạnh "không ai có thể ảo tưởng rằng thế cân bằng chiến lược toàn cầu có thể bị phá hủy".
Hồi đầu tháng này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, trên thực tế, Mỹ đã "phá hủy khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí" và Moscow sẽ không thảo luận về New START chừng nào Washington còn tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine.
Ngay sau Thông điệp liên bang Nga, chiều cùng ngày, Tổng thống Putin đã đưa lên Duma Quốc gia (Hạ viện) dự thảo luật liên bang về việc đình chỉ New START.
Phiên họp toàn thể của Duma Quốc gia Nga, diễn ra vào ngày 22/2, sẽ xem xét dự luật để ngay lập tức đưa ra quyết định và gửi đến Hội đồng Liên bang (Thượng viện).
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ, mục tiêu chính của Nga khi đưa ra quyết định trên là đảm bảo rằng, sự cân bằng về vũ khí hạt nhân với Mỹ tiếp tục được tôn trọng.
Trong khi đó, theo Bộ Ngoại giao Nga, Mocsow sẽ vẫn tiếp tục tuân thủ các hạn chế định lượng do Hiệp ước này quy định trong suốt thời gian hiệu lực và quyết định đình chỉ New START là có thể đảo ngược.
Phản ứng trước động thái trên, cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng, đây là điều vô cùng đáng tiếc và nước này sẽ theo dõi mọi hành động của Moscow nhằm đảm bảo trong bất kỳ tình huống nào, Washington và các đồng minh của mình đều ở thế an toàn.
Bên cạnh đó, Mỹ khẳng định sẵn sàng thảo luận về các hạn chế vũ khí chiến lược với Nga bất cứ lúc nào, bất chấp các vấn đề quốc tế hoặc song phương khác.
Về phía Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổng thư ký Jens Stoltenberg bày tỏ lấy làm tiếc và kêu gọi Moscow xem xét lại quyết định của mình.
Cũng trong ngày 21/2, thông qua người phát ngôn, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ lập trường rõ ràng rằng, Nga và Mỹ nên ngay lập tức nối lại việc thực thi đầy đủ New START.
New START là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ.
Hiệp ước, được ký kết năm 2010, nhằm hạn chế kho vũ khí của hai nước ở mức tối đa là 1.550 đầu đạn hạt nhân, giảm gần 30% so với mức đặt ra hồi năm 2002.
Đến tháng 1/2021, Tổng thống Putin đã nhất trí kéo dài Hiệp ước này thêm 5 năm, tới năm 2026. Cho đến nay, Moscow và Washington cho phép lẫn nhau mỗi năm được thực hiện dưới 20 lần thanh sát trong khuôn khổ New START.
| Tin thế giới 21/2: Tổng thống Nga tuyên bố về thời điểm then chốt, sẽ không bị đánh bại; Trung Quốc kêu gọi ngừng đổ lỗi; Triều Tiên làm 'nóng' HĐBA Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang, tình hình bán đảo Triều Tiên, Trung Đông... là một ... |
| Tình hình Ukraine: Tổng thống Mỹ ra tuyên bố cứng rắn với Nga, Moscow phản pháo; Kiev thận trọng về kế hoạch của Trung Quốc Ngày 21/2, sau Thông điệp Liên bang 2023 của người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã có bài phát ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: NATO nói không nên đánh giá thấp Moscow, Mỹ đang cố gắng 'giải cơn khát' vũ khí cho Kiev? Trong một cuộc phỏng vấn hôm 20/2, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết, Ukraine đang ... |
| Điểm tin thế giới sáng 22/2: Thượng viện Philippines phê chuẩn RCEP, Bộ trưởng Indonesia từ chức, Nga triệu Đại sứ Mỹ Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/2. |
| 1 năm xung đột Nga-Ukraine: Kinh tế Đức nơi lãi to, chỗ 'bay' 100 tỷ Euro chờ sinh tồn, người dân 'lõm túi' Hầu như ai cũng biết rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine đã tác động đáng kể đến nền kinh tế Đức nói chung và “túi tiền” ... |