Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang năm 2024 ngày 29/2. (Nguồn: Kremlin) |
Theo Thông điệp liên bang được Tổng thống Nga đọc vào ngày 29/2, đăng trên trang web của Điện Kremlin (Kremlin.ru), trong phần đầu, ông Putin dành thời gian nói về cuộc chiến "bảo vệ chủ quyền" quốc gia và ca ngợi những chiến sĩ đã chiến đấu "vì lợi ích của Tổ quốc".
Theo ông, phương Tây muốn "mang sự bất hòa vào Nga, làm suy yếu nó từ bên trong", song "phải đối mặt với lập trường và quyết tâm vững chắc" của người dân nước này.
Tin liên quan |
NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc |
Phương Tây kích động xung đột Ukraine
Tổng thống Nga cáo buộc phương Tây kích động xung đột ở Ukraine, Trung Đông và các khu vực khác cũng như đổ lỗi cho Moscow có ý định tấn công châu Âu.
Khẳng định đây là "điều vô nghĩa", ông Putin cho rằng, chính phương Tây đang "chọn mục tiêu để tấn công lãnh thổ Nga và lựa chọn phương tiện hủy diệt hiệu quả nhất" cũng như bắt đầu nói về khả năng gửi lực lượng quân sự của NATO tới Ukraine.
Cảnh báo hậu quả đối với việc can thiệp vào xung đột "có thể sẽ bi thảm hơn nhiều" so với trong Thế chiến II, ông nói: "Họ phải hiểu rằng chúng tôi cũng có vũ khí có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ của họ".
Nhà lãnh đạo cũng lưu ý, những gì mà phương Tây đang nghĩ ra thực sự có nguy cơ "dẫn tới một cuộc xung đột vũ khí hạt nhân và đó sẽ là sự hủy diệt của nền văn minh".
Theo ông Putin, không giống người Nga đã "trải qua cuộc chiến chống khủng bố quốc tế ở Kavkaz và bây giờ là xung đột Ukraine", phương Tây là "chưa trải qua những thử thách khó khăn và họ đã quên chiến tranh là gì".
Ông chủ Điện Kremlin nhận định, hành động của Mỹ cùng đồng minh "thực sự đã dẫn đến việc phá bỏ hệ thống an ninh châu Âu, tạo ra rủi ro cho tất cả mọi người".
Siêu vũ khí 'xung trận'
Theo Tổng thống Putin, việc bảo vệ và củng cố chủ quyền của Nga đang diễn ra trên mọi hướng. Các Lực lượng vũ trang có được kinh nghiệm chiến đấu dày dặn, giữ vững thế chủ động, tự tin tiến công trên một số địa bàn tác chiến, giành kiểm soát ngày càng nhiều lãnh thổ.
Những gì nước này dự định thực hiện trong lĩnh vực vũ khí, vốn được trình bày trong Thông điệp liên bang 2018, đều đã thực hiện hoặc đang ở giai đoạn hoàn thiện cuối cùng, trong khi các lực lượng hạt nhân chiến lược luôn trong tình trạng sẵn sàng sử dụng.
Theo ông Putin, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã chứng kiến sự hoạt động hiệu quả của các tổ hợp hàng không siêu thanh Kinzhal, tên lửa tấn công siêu thanh trên biển Zircon, các đơn vị siêu thanh tầm liên lục địa Avangard và hệ thống laser Peresvet.
Trong khi đó, các cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình có tầm bắn không giới hạn Burevestnik và phương tiện không người lái dưới nước Poseidon cũng đang được hoàn thành với những đặc điểm độc đáo và cao cấp.
Nga cũng đã chuyển giao các tên lửa đạn đạo hạng nặng Sarmat nối tiếp đầu tiên cho quân đội và sẽ sớm triển khai hoạt động.
Tổng thống Nga khẳng định, nước này không bắt đầu cuộc xung đột ở Donbass, miền Đông Ukraine, song Moscow sẽ làm mọi cách để chấm dứt cũng như giải quyết mọi nhiệm vụ của chiến dịch quân sự đặc biệt, bảo vệ chủ quyền và sự an toàn của công dân Nga.
| Tin thế giới 29/2: Vệ tinh Nga, Mỹ suýt va nhau trên quỹ đạo, Ấn Độ rút quân khỏi Maldives, Nga, Ukraine tuyên bố bắn hạ loạt chiến đấu cơ của nhau Mỹ, Nga “đấu khẩu” kịch liệt tại Liên hợp quốc, công nhân Triều Tiên đình công ở Trung Quốc, nghị sĩ Pakistan tuyên thệ nhậm ... |
| Vụ can thiệp bầu cử tạm dừng xét xử, ông Donald Trump vẫn không 'thoát' án phạt 454 triệu USD dù than.... thiếu tiền mặt Ngày 28/2, Tòa án Tối cao Mỹ đồng ý xem xét việc cựu Tổng thống Donald Trump có được hưởng quyền miễn tố hay không ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Kiev kêu gọi Mỹ và phương Tây ‘tấn công tổng lực’ trên mặt trận này, hiến kế thêm đòn trừng phạt, rốt ráo bịt các lỗ hổng Hơn 17.000 lệnh trừng phạt cá nhân và tổ chức đã được thi hành chống lại Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine khởi phát, ... |
| Châu Âu cự tuyệt khí đốt Nga, Tây Balkan theo đuổi tham vọng táo bạo, giấc mơ viển vông hay thực tế? Tây Balkan cần tăng nhanh công suất sản xuất năng lượng Mặt trời để có thể xuất khẩu sang các nước khác, hiện thực hóa ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (23-29/2): Nga tăng trưởng mạnh mẽ, dân Đức ‘oằn lưng’ gánh chi phí nhiên liệu, Hong Kong sẵn sàng ‘cất cánh’ trở lại Nga không sụp đổ mà tăng trưởng mạnh mẽ, chi phí nhiên liệu ở Đức tăng cao, Mỹ lạc quan, đợt suy giảm bất động ... |