TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Bác thông tin Tổng thống Trump hoãn áp thuế với hàng Trung Quốc | |
Áp thuế Trung Quốc - ‘canh bạc’ may rủi của Tổng thống Trump |
Tổng thống Trump đang dùng tiền lương và tiết kiệm của người dân để đặt cược. (Nguồn: Reuters) |
| Chiến tranh thương mại: Không ai là người chiến thắng |
Phố Wall đang chứng kiến những ngày tồi tệ nhất trong năm khi các phiên chứng khoán thay nhau lao dốc, do hệ quả từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bước vào giai đoạn vô cùng căng thẳng, đẩy khả năng phục hồi nền kinh tế Mỹ vào thế khó khăn hơn bao giờ hết.
Chỉ số Down Jones và S&P 500 đã tụt 3%. Giá dầu thô lao dốc. Chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu 3 tháng và lãi suất trái phiếu 10 năm đang bị đảo ngược tới mức lớn nhất kể từ năm 2007 - năm mà nước Mỹ rơi vào cuộc Đại khủng hoảng. Mức chênh lệch này còn được gọi là “đường cong lãi suất”, từ trước đến nay thường được dùng để dự đoán tương lai của một nền kinh tế.
Còn nhớ, vào tháng 3/2018, Tổng thống Trump từng tuyên bố “chiến tranh thương mại là điều tốt và rất dễ dàng chiến thắng”. Nhưng cho đến nay, thực tế đều cho thấy, cuộc chiến này không giống những gì ông Trump từng tuyên bố.
Nhân dân tệ do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ đã tụt dốc không phanh, chạm mốc thấp kỷ lục, đánh dấu căng thẳng leo thang đầy kịch tính trong cuộc cạnh tranh ngang tài ngang sức giữa Washington và Bắc Kinh.
Tất nhiên, việc hạ giá Nhân dân tệ không phải là một điềm lành. Khi đồng nội tệ của Trung Quốc rẻ hơn sẽ tác động ngay lập tực đến thương mại toàn cầu, khiến cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn trên thị trường, đồng thời ảnh hưởng tới nhu cầu mua sắm các thiết bị và hàng hóa như Iphone, dầu thô và du lịch. Tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc mới đây cũng đã đưa tin, Bắc Kinh sẽ dừng hoàn toàn việc mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Dù như vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn đang tỏ ra khá vững vàng. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp, chỉ số tâm lý tiêu dùng vẫn khá cao và việc tăng lương đầy hứa hẹn đối với những người lao động có thu nhập thấp. Tuy nhiên, việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ lại là “tin rất buồn” đối với các công ty đa quốc gia hiện đang có liên quan trực tiếp tới thị trường Trung Quốc. Bị ảnh hưởng hàng đầu là các công ty công nghệ từng đạt doanh thu hàng tỉ USD từ thị trường Trung Quốc mỗi năm, như Apple và IBM, thì nay, việc kinh doanh của họ đều gặp nhiều khó khăn.
| Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Thành ý hay tiếp tục thăm dò khả năng chịu đựng |
Như vậy, chính xác mà nói, Tổng thống Mỹ không thể dễ dàng quyết định sự biến động của thị trường chứng khoán hay sự phát triển của nền kinh tế của nước Mỹ, cũng giống như một vị thuyền trưởng chẳng thể nào kiểm soát được sóng biển. Tuy nhiên, trong tình huống hiện nay của kinh tế Mỹ, “thuyền trưởng Trump” bị cho là dường như cố tình lái tàu về nơi sóng lớn, trong khi mọi người xung quanh ông ta thì đang hét lên “Hãy dừng lại đi!”.
Tổng thống Donald Trump vẫn một mực phải áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc mặc cho các cố vấn kinh tế của ông không hoàn toàn đồng tình, chưa kể đến cộng đồng các chuyên gia kinh tế cũng đều kịch liệt phản đối. Trong một cuộc thăm dò ý kiến tại Đại học Chicago, có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế quốc tế, không một ai phản đối nhận định “đợt đánh thuế hàng nhập khẩu mới nhất của Nhà Trắng sẽ chủ yếu tác động đến chính những hộ gia đình Mỹ”.
Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng, đừng chỉ nghĩ đến việc Tổng thống Trump đang hành xử có phần “thô bạo” trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh mà cho rằng, ông Trump đã hoàn toàn sai khi coi Trung Quốc là một tác nhân xấu. Hãy nhìn vào lịch sử kinh tế Mỹ, trong suốt một thời gian dài Mỹ đã bị xâm phạm sở hữu trí tuệ, từ việc làm giả, đến ăn cắp bí mật thương mại và bắt buộc các doanh nghiệp Mỹ phải từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ để được kinh doanh tại Trung Quốc. Trong một cuộc khảo sát gần đây của CNBC, cứ 5 doanh nghiệp Mỹ thì có một nói rằng, Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ trong thời gian qua.
Nhưng dù có như vậy, Tổng thống Trump đang đặt cược rất lớn vào ván bài nguy hiểm này, bằng chính tiền lương và tiền tiết kiệm của người dân Mỹ. Và tất nhiên, tiền đặt cược sẽ ngày càng tăng theo thời gian.
Chiến tranh thương mại có thể trở thành một cuộc chiến thật sự. Năm 2015, trong một bài xã luận, tờ Global Times của Trung Quốc từng đưa ra cảnh báo rằng, nếu Mỹ ép Trung Quốc chấp nhận tất cả các yêu cầu về thương mại của Mỹ, Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra chiến tranh.
Cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra vô cùng thảm khốc và khác thường. Theo như nghiên cứu của chuyên gia Michael Cembalest thuộc J.P.Morgan, mối liên kết kinh tế giữa Mỹ và Trung thông qua thương mại song phương, đầu tư trực tiếp nước ngoài, trái phiếu và chứng khoán nhiều hơn tất cả các mối ràng buộc của bất cứ quốc gia nào từng tuyên bố chiến tranh với nhau kể từ những năm 1930.
Bởi vậy, sẽ khó có thể xảy ra một cuộc chiến mang tính “triệt hạ” giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai gần. Nhưng nếu nói đến ấn tượng lớn nhất về cách điều hành kinh tế của Tổng thống Donald Trump trong 2 năm rưỡi qua…, cả thế giới đều đã được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc lẫn lộn, mà chẳng đi theo một tiền lệ nào trong lịch sử nước Mỹ.
| Doanh nghiệp Trung Quốc "vật lộn" đối phó với thuế quan TGVN. Nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc đang phải thu hẹp quy mô, sa thải công nhân và tăng tốc kế hoạch di dời nhà ... |
| Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Thành ý hay tiếp tục thăm dò khả năng chịu đựng TGVN. Trung Quốc và Mỹ đã trải qua xung đột, đọ sức trong lĩnh vực thương mại và cũng không ngừng thăm dò về giới ... |
| Cách ‘bảo vệ’ nước Mỹ của Tổng thống Trump và số phận 'con bài mặc cả' Huawei TGVN. Tổng thống Donald Trump đúng hay sai khi sử dụng Tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như một “con bài mặc ... |