Tổng thống Trump không lãng quên Đông Nam Á

Chính quyền Donald Trump đã và đang có những bước đi thể hiện cam kết rõ ràng của mình tại khu vực Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tong thong donald trump khong lang quen dong nam a ASEAN đẩy mạnh hợp tác, ứng phó hữu hiệu với những thách thức
tong thong donald trump khong lang quen dong nam a ASEAN nỗ lực đưa ra lập trường về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Từ những năm 1980, Mỹ đã duy trì sự hiện diện của mình một cách mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực như thương mại, an ninh, giáo dục và ngoại giao ở Đông Nam Á. Mỹ sử dụng cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm trong quan hệ với khu vực này, đặc biệt, quan hệ kinh tế giữa hai bên đã phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Đông Nam Á nhận được sự ưu tiên cao nhất từ trước tới nay trong chính sách đối ngoại của Washington. Ưu ái này có phần giảm đi sau khi người kế nhiệm - Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng, khu vực này vẫn là một ưu tiên quan trọng đối với lợi ích quốc gia và Washington cần phải dành sự quan tâm phù hợp.

tong thong donald trump khong lang quen dong nam a
Tổng thống Trump bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Manila ngày 13/11/2017. (Ảnh: Reuters)

Ba nhân tố tác động

Hiện tại, có thể khẳng định, mức độ cam kết của Mỹ tại khu vực ngày càng lớn hơn và phụ thuộc vào ba yếu tố chính: Bản tính thất thường của ông Trump; Vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và di sản của chính quyền Obama.

Thứ nhất, về nhân tố Trump, những tuyên bố trong chiến dịch tranh cử cho thấy rõ ràng rằng, ông Trump không ưa thích chủ nghĩa đa phương, không đánh giá cao tầm quan trọng của liên minh và đưa ra chiến lược nước Mỹ là trên hết. Chính sách chống nhập cư của ông Trump nhắm mục tiêu tới những người Hồi giáo từ Brunei, Indonesia và Malaysia. Việc ông Trump tuyên bố rút khỏi đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đã tạo ra một cú sốc đối với nhiều nước trong Đông Nam Á.

Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo trong ASEAN nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung đang theo dõi mọi động thái của ông Trump đều có chung nhận định rằng, ông vẫn chưa bỏ xa Đông Nam Á trong hoạch định chính sách.

Cụ thể, cố vấn Thủ tướng Nhật Bản Katsuguki Kawai cho biết: “Chúng tôi không bận tâm xét nét từng lời phát biểu của ông Trump khi vận động bầu cử trước công chúng”; hay Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh chia sẻ: “Tôi không phán xét về những gì chưa xảy ra, nhưng theo tôi, Mỹ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở châu Á và chính quyền mới của Mỹ sẽ tiếp tục sự hiện diện tại khu vực”.

Những đồn đoán của dư luận quốc tế về việc Tổng thống Trump sẽ ngừng “xoay trục” sang châu Á – Thái Bình Dương là không có cơ sở. Bởi vì, chiến lược “xoay trục” là một chiến lược lâu dài, nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. “Xoay trục” là một chiến lược lâu dài chứ không phải chỉ theo một quyết định nhẹ nhàng của một vị Tổng thống trong một nhiệm kỳ 4 năm. Các Tổng thống khác nhau sẽ thực hiện chiến lược xoay trục theo cách riêng của mình, họ sẽ sử dụng các công cụ và phương tiện thực thi khác nhau và sẽ không có Tổng thống nào dám từ bỏ chiến lược xoay trục.

Với Đông Nam Á, ông Trump dường như cũng không có bất cứ ấn tượng nào xấu, ông cũng đã để lại nhiều dấu ấn trong hai chuyến thăm tích cực tới khu vực và bày tỏ sự chào đón các nhà lãnh đạo Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đến thăm Nhà Trắng vào năm 2017. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Singapore vừa qua, ông Trump đã hứa với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long rằng ông sẽ trở lại Singapore vào tháng 11 năm nay để tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Xét về nhân tố thứ hai – Trung Quốc, có thể nói chính phạm vi mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á đã thúc đẩy Mỹ phải có những tiếp cận kịp thời tới khu vực. Đây là xu hướng khó thể lay chuyển xong lại bị “ngáng đường” bởi chính sách đối ngoại độc lập mới cũng như sự tham gia chọn lọc của ông Trump tại Đông Nam Á. Chính Mỹ đang tạo ra những khoảng trống mà Trung Quốc luôn sẵn sàng và vui vẻ lấp đầy ở khu vực có vị trí đối ngoại quan trọng này. Nếu như không tiếp tục duy trì sự hiện diện một cách mạnh mẽ, Washington có thể đánh mất vai trò của mình tại Đông Nam Á và nhường vị trí đó cho Bắc Kinh.

Nhân tố thứ ba là di sản của người tiền nhiệm Obama. Trong nhiệm kỳ 8 năm của mình, ông Obama đã 8 lần đến thăm các nước Đông Nam Á, 7 lần gặp gỡ tập thể lãnh đạo các nước ASEAN, quan hệ của Mỹ và ASEAN được thúc đẩy ở mức độ cao, liên tiếp và có hiệu quả. Sẽ thực sự là uổng phí nếu như ông Trump xóa bỏ những dấu ấn tốt đẹp vẫn chưa phai màu đó.

tong thong donald trump khong lang quen dong nam a
Tổng thống Donald Trump đã hứa với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long rằng ông sẽ trở lại Singapore vào tháng 11 năm nay để tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. (Ảnh: FMT)
Chuyên gia về chính trị quốc tế tại ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) Joseph Chinyong Liow sử dụng cụm từ “can dự nước đôi” – ““ambivalent engagement” để nói về nước cờ mà ông Trump triển khai tại khu vực Đông Nam Á. Theo đó, mặc dù ông Trump không dành quá nhiều ưu ái cho ASEAN song ông cũng không có ý định đánh giá thấp vai trò của khu vực này. Dường như, Trump đang thực hiện chiến lược “ngoại giao nhảy dù” – “parachute diplomacy”, việc ông Trump cử các quan chức ngoại giao tới khu vực, đưa ra lời hứa duy trì cam kết đã phá vỡ sự im lặng sau nhiều tháng không có sự tương tác giữa Mỹ và các nước trong khu vực.

Cam kết ngày càng rõ ràng

Phân tích qua ba yếu tố trên đủ thấy rằng, ông Trump sẽ không lãng quên ASEAN, ông sẽ tiếp tục cam kết mạnh mẽ tại khu vực, tuy vậy cũng sẽ có những đổi thay thể hiện bản sắc riêng của ông.

Bốn tháng sau khi nhậm chức ông Trump không có bất cứ một cuộc họp hay điện đàm với một nhà lãnh đạo Đông Nam Á nào, trong khi cùng thời gian đó ông đã có 15 cuộc điện đàm với lãnh đạo các nước Trung Đông, 14 cuộc với lãnh đạo châu Âu, 7 cuộc với lãnh đạo khu vực Mỹ Latinh, 6 cuộc tới Đông Bắc Á, 3 cuộc tới châu Phi, 2 cuộc tới Bắc Mỹ, 2 cuộc tới châu Đại Dương và 1 cuộc tới Nam Á.

Nhưng bắt đầu từ quý II năm 2017, chính quyền Trump bắt đầu tỏ ra quan tâm hơn tới ASEAN. Một loạt tín hiệu đã được đưa ra nhằm trấn an các nhà lãnh đạo khu vực về một nước Mỹ cam kết và có trách nhiệm. Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và chính ông Trump đều đã đến thăm khu vực. Đặc biệt,vừa qua, sức mạnh mềm to lớn của đảo quốc Singapore nhỏ bé đã lấy được lòng tin của ông Trump với không chỉ quốc đảo này, mà là cả khu vực Đông Nam Á. Singapore không chỉ trở thành đối tác quan trọng của Mỹ tại Đông Nam Á, mà còn phát huy được vai trò xây dựng trong cục diện quan hệ quốc tế, khi là nước trung gian tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Nỗ lực không chỉ xuất phát từ một phía, giờ đây, thay vì là phía nhận hỗ trợ từ phía Mỹ, các đối tác ASEAN đã đang ở thế chủ động hơn trong quan hệ hợp tác với Washington. Khi cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đến thăm Nhà Trắng ngày 12/9/2017, ông đã thông báo cho Tổng thống Trump về việc mua 25 máy bay Boeing trị giá lên tới 10 tỷ USD, đầu tư 3-4 tỷ USD của Malaysia vào cơ sở hạ tầng của Mỹ và 10 tỷ USD vào công nghệ.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chanocha vừa qua cũng đã lên một danh sách mua sắm giá trị với Mỹ để nâng cấp máy bay chiến đấu F-16, trực thăng Blackhawk, súng săn Cobra, tên lửa Harpoon và các thiết bị quân sự khác. Ông cũng đặt hàng 20 máy bay chở khách Boeing cho hãng Thai Airways. Thủ tướng  Prayut và ông Trump cũng đã ký một loạt các thỏa thuận về nông nghiệp, năng lượng. Không chỉ vậy, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng đã tới Nhà Trắng để cam kết mua 34 chiếc Boeings.

Tóm lại, Cạnh tranh Mỹ - Trung dù có diễn biến như thế nào thì Tổng thống Trump cũng nên nỗ lực để kể câu chuyện của riêng mình tại Đông Nam Á để không đánh mất những lợi ích quan trọng của Mỹ tại khu vực.

tong thong donald trump khong lang quen dong nam a Chuyên gia Mỹ: Nếu biết xoay sở, Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại toàn cầu

Giới phân tích cho rằng Việt Nam cần gấp rút cải cách kinh tế để đối phó với cuộc chiến thương mại toàn cầu do ...

tong thong donald trump khong lang quen dong nam a Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận “hàng loạt vấn đề” với người đồng cấp Nga

Ngày 27/6, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, Tổng thống Donald Trump sẽ đề cập “hàng loạt vấn đề” với ...

tong thong donald trump khong lang quen dong nam a Tổng thống Trump muốn giải quyết vấn đề Triều Tiên ngay trong nhiệm kỳ

Ngày 20/5, một thượng nghị sỹ Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên trong nhiệm ...

Phương Hà (Theo: Iseas.edu.sg)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động