Nhỏ Bình thường Lớn

Trại tị nạn Palestine tại Lebanon: Quả bom hẹn giờ

Việc gần 300.000 người tị nạn Palestine ở Lebanon bị thờ ơ và phân biệt đối xử tiếp tục là chất xúc tác cho các cuộc xung đột và chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Theo một báo cáo của Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) hồi tháng 2/2009, tình trạng trong các trại tị nạn không khác nào một “quả bom hẹn giờ".
Một khu tị nạn người Palestine tại Miền nam Lebanon

Năm 2007, nhóm Fatah al-Islam thâm nhập vào trại tị nạn Nahr al-Bared của người Palestine ở phía bắc Lebanon, giao chiến với quân đội Lebanon trong một trận chiến kéo dài ba tháng. Bạo lực dẫn đến cái chết của hơn 450 người, phá hủy hoàn toàn các trại tị nạn, và đẩy gần 30.000 người định cư vào cảnh không chốn dung thân. Xung đột cũng thu hút sự chú ý của al Qaeda, những kẻ đã cố gắng để biến các trại tị nạn của Palestine ở Lebanon vào một mặt trận mới cho cuộc thánh chiến toàn cầu. "Những người anh em trong nhóm Fatah al-Islam là những anh hùng của người Hồi giáo", thủ lĩnh số hai của al Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã tuyên bố như vậy vào năm 2008.

Hiện người tị nạn Palestine ở Lebanon bị từ chối các quyền dành cho người tị nạn Palestine sống ở Syria, Jordan và Bờ Tây. Nhưng điều này không phải luôn luôn như vậy. Những người Palestine ở Lebanon trong những năm 1969-1982, được gọi là "Ayyam al-Thawra" đã được tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm và điều kiện sống khá ổn trong các trại tị nạn. Tuy nhiên, người Palestine đã phải chịu hậu quả từ sự tham gia của họ vào cuộc nội chiến kéo dài 15 năm ở Lebanon, trong đó họ đóng vai trò chính trị và quân sự lớn. Khi chiến tranh kết thúc, người Palestine dần bị tước đi các quyền mà họ từng có. "Người Palestine đang bị tước đoạt các quyền liên quan đến công việc, sức khỏe, giáo dục, an toàn hay cư trú. Người Palestine đang sống trong lo sợ", một cư dân Palestine trong trại tỵ nạn Beddawi nói.

Hầu hết những người tị nạn Palestine sống trong 12 trại tị nạn còn lại của Lebanon hoặc trong gần 50 nơi "tụ tập" không chính thức nằm ở ngoại ô các thành phố lớn ở Lebanon. Họ bị từ chối quyền tham gia vào 25 ngành nghề, bao gồm y học, pháp luật và kỹ thuật. Trong thực tế, họ đang bị cấm cả những việc làm đơn giản nhất do sự quan liêu và định kiến của người thuê lao động.

Nhưng cho đến gần đây, dường như các nhà lập pháp Lebanon vẫn chưa có nhiều hành động để cải thiện tình hình. Ngày 15/6, trong một phát triển đáng chú ý, Quốc hội Lebanon đã xem xét một loạt các sửa đổi dự thảo sẽ tăng các quyền cho người tị nạn Palestine ở nước này. Theo đó, các quy định dự kiến sẽ mở rộng cơ hội việc làm cho người Palestine và cung cấp cho họ các quyền khởi tố hành vi vi phạm quyền làm việc của mình trước Hội đồng Trọng tài về Lao động. Tuy nhiên, các nhà phê bình luật pháp nói rằng mọi việc đang diễn ra quá nhanh. Các nhà lập pháp nói rằng họ cần thời gian để xem xét dự luật. Một số chính trị gia lại lo lắng, sự chậm trễ sẽ khiến dự luật bị lãng quên hoặc nội dung của nó sẽ bị cắt xén.

Trong khi đó, tại Lebanon, người ta lo ngại rằng việc cấp quyền công dân sẽ dẫn đến việc nhập quốc tịch của người tị nạn. "Khi chúng tôi cho họ tất cả các quyền", cựu Tổng thống Amin Gemayel lập luận, "có nghĩa là chúng tôi đang giúp đỡ họ nhập quốc tịch. Điều này bị từ chối". Ngược lại, Thủ tướng Lebanon Saad Hariri lại ủng hộ mạnh mẽ luật mới. Nếu việc sửa đổi được thông qua, các nhà phân tích cho rằng, sẽ thấy những cải thiện đáng kể trong các trại tị nạn của người Palestine, và điều đó sẽ góp phần làm ổn định Lebanon. Nó cũng sẽ chứng minh rằng Lebanon có thể vượt qua bóng ma phe phái của cuộc nội chiến và đưa ra các quyết định một cách độc lập trước các áp lực trong khu vực.

Mặt khác, nếu Lebanon bỏ lỡ cơ hội này, các điều kiện của cộng đồng người Palestine ở nước này sẽ tiếp tục suy giảm, đẩy người Lebanon, người Palestine, và các vấn đề nhức nhối của khu vực như tiến trình hòa bình Trung Đông vào tình trạng tồi tệ hơn.

Thu Lê

Tin cũ hơn

Mỹ cam kết sát cánh, khẳng định đưa Ukraine vào NATO; lý do khiến ông Zelensky hủy chuyến đi Tây Ban Nha? Mỹ cam kết sát cánh, khẳng định đưa Ukraine vào NATO; lý do khiến ông Zelensky hủy chuyến đi Tây Ban Nha?
Đội máy bay tàng hình F-22 của Mỹ xuất hiện ở Hàn Quốc Đội máy bay tàng hình F-22 của Mỹ xuất hiện ở Hàn Quốc
Nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long: Người luôn tìm ra những giải pháp 'cùng thắng' cho những vấn đề khó Nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long: Người luôn tìm ra những giải pháp 'cùng thắng' cho những vấn đề khó
Mỹ-Philippines tuyên bố siết hợp tác về một lĩnh vực, giúp Manila giám sát lãnh hải và EEZ Mỹ-Philippines tuyên bố siết hợp tác về một lĩnh vực, giúp Manila giám sát lãnh hải và EEZ
Xung đột ở Ukraine: Tổng thống Nga 'ưng ý' kế hoạch của Trung Quốc, Bắc Kinh tích cực ngoại giao con thoi Xung đột ở Ukraine: Tổng thống Nga 'ưng ý' kế hoạch của Trung Quốc, Bắc Kinh tích cực ngoại giao con thoi
Bán đảo Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh bước đột phá cho quân đội, Mỹ nói bất đắc dĩ tăng gấp đôi hợp tác cùng Nhật-Hàn Bán đảo Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong-un nhấn mạnh bước đột phá cho quân đội, Mỹ nói bất đắc dĩ tăng gấp đôi hợp tác cùng Nhật-Hàn
Mỹ thúc đẩy gói viện trợ vũ khí mới cho Israel trị giá 1 tỷ USD, trực tiếp gạt luôn đồn đoán vạch giới hạn với đồng minh Mỹ thúc đẩy gói viện trợ vũ khí mới cho Israel trị giá 1 tỷ USD, trực tiếp gạt luôn đồn đoán vạch giới hạn với đồng minh
Anh tuyên bố 'ranh giới đỏ' liên quan Hiệp ước toàn cầu phòng chống đại dịch trong tương lai Anh tuyên bố 'ranh giới đỏ' liên quan Hiệp ước toàn cầu phòng chống đại dịch trong tương lai
Tổng thống Putin thăm Trung Quốc: Tiết lộ về văn kiện quan trọng nhất sẽ được ký kết, ai tháp tùng nhà lãnh đạo Nga? Tổng thống Putin thăm Trung Quốc: Tiết lộ về văn kiện quan trọng nhất sẽ được ký kết, ai tháp tùng nhà lãnh đạo Nga?
Israel không kích trung tâm chỉ huy của Hamas bên trong cơ sở do Liên hợp quốc điều hành Israel không kích trung tâm chỉ huy của Hamas bên trong cơ sở do Liên hợp quốc điều hành
Điểm tin thế giới sáng 15/5: Nga-Trung lên tầm cao mới, EU mở rộng trừng phạt Iran, Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đến Ukraine Điểm tin thế giới sáng 15/5: Nga-Trung lên tầm cao mới, EU mở rộng trừng phạt Iran, Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đến Ukraine
Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể' Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và kỳ vọng 'giữ cho điều diệu kỳ tồn tại lâu nhất có thể'