TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc, Canada hợp tác hạ nhiệt căng thẳng bán đảo Triều Tiên | |
Mỹ triển khai 2 máy bay ném bom chiến lược đến Bán đảo Triều Tiên |
Ngày 9/7, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đã chỉ trích việc Mỹ cử máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B tham gia tập trận chung với quân đội Hàn Quốc. Báo này cho rằng các cuộc tập trận chung Hàn - Mỹ là hành động đổ thêm dầu vào lửa trong bối cảnh tình hình căng thẳng hiện nay tại khu vực. Ngoài ra, bài báo cũng nhắc lại tuyên bố của Triều Tiên rằng việc nước này phát triển hạt nhân là chính đáng để đối phó với thái độ thù địch của Mỹ.
Phản ứng trên được đưa ra 1 ngày sau khi Mỹ điều 2 máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam đến vùng trời Bán đảo Triều Tiên để tiến hành tập trận tấn công chính xác với Không quân Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc nhấn mạnh đây là hành động đáp trả cứng rắn đối với hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Một chiếc B-1B Lancer đậu tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam trước khi được điều tới Bán đảo Triều Tiên, ngày 7/7. (Nguồn: Air Force) |
Ngày 4/7, Triều Tiên tuyên bố đã lần đầu tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), nói rằng tên lửa này đã bay 933 km và đạt độ cao 2.802 km trong 39 phút trước khi nhắm trúng một khu vực mục tiêu trong vùng biển Nhật Bản. Tuy nhiên, phái bộ thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày 8/7 cho biết Nga đã gửi các bằng chứng tới LHQ cho thấy Triều Tiên thử nghiệm tên lửa tầm trung, không phải ICBM như đã tuyên bố.
Trong tài liệu tham khảo, cùng với một sơ đồ minh họa các tham số bay, đã được gửi đến Tổng thư ký LHQ và Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một trạm radar loại Voronezh được triển khai tại khu vực Irkutsk theo dõi vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-14 từ Triều Tiên. Kết quả giám sát cho thấy tên lửa đã bay khoảng 14 phút, xa khoảng 510 km và cao 535 km, sau đó rơi xuống vùng biển Nhật Bản.
Trước đó, Mỹ đã gửi bản dự thảo tuyên bố của Hội đồng Bảo an LHQ lên án các vụ thử nghiệm tên lửa của Bình Nhưỡng, nhấn mạnh rằng tên lửa của Triều Tiên là ICBM. Trong khi đó, phái bộ thường trực của Nga không đồng ý gọi vụ phóng tên lửa mới nhất nói trên là một vụ thử nghiệm ICBM và cho rằng Mỹ nên điều chỉnh bản dự thảo một cách thích hợp.
Cũng trong ngày ngày 9/7, trang mạng “38 North” của Mỹ chuyên nghiên cứu về Triều Tiên nhận định rằng Bình Nhưỡng vẫn duy trì khả năng sẵng sàng tiến hành một vụ thử hạt nhân mới vào bất kỳ thời điểm nào, mặc dù không có hoạt động mới nào bị phát hiện tại khu vực bãi thử hạt nhân Punggye-ri cho thấy một vụ thử sắp xảy ra.
Căn cứ hình ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian từ ngày 28/6 đến ngày 5/7, trang mạng này nêu rõ không có hoạt động mới đáng kể nào được tiến hành, song cũng nhấn mạnh rằng đánh giá trước đó về việc Triều Tiên có thể thử hạt nhân bất cứ lúc nào một khi giới lãnh đạo Triều Tiên quyết định vẫn có cơ sở. Theo trang mạng này, dường như có một sự “dọn dẹp toàn diện” tại cơ sở Punggye-ri, vốn nằm tại khu vực đồi núi thuộc một tỉnh ở Đông Bắc Triều Tiên. Điều này được cho là bất thường tại khu vực luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng cao để tiến hành một vụ thử hạt nhân mới khi có chỉ thị bất ngờ.
Triều Tiên và lá bài ICBM Việc Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thành công Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khiến cục diện bán đảo Triều Tiên càng thêm ... |
Tổng thống Hàn Quốc công bố “Sáng kiến hòa bình bán đảo Triều Tiên” Sáng kiến này được ông Moon Jae-in đưa ra trong phát biểu ngày 6/7 tại Quỹ Korber, nhân chuyến thăm Đức dự Hội nghị thượng ... |
Nga phản đối HĐBA ra tuyên bố kêu gọi trừng phạt Triều Tiên Ngày 6/7, Nga đã phản đối Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ra tuyên bố kêu gọi áp đặt "những biện pháp ... |