Lãnh đạo các nước thành viên NATO chụp ảnh trong sự kiện kỷ niệm 75 năm thành lập NATO ở Washington D.C, Mỹ ngày 9/7. (Nguồn: Getty Images) |
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn thông cáo báo chí trên cho biết, Bộ Ngoại giao Triều Tiên bày tỏ “cực lực lên án và bác bỏ” tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra từ 9-11/7 ở thủ đô Washington D.C của Mỹ.
Tin liên quan |
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO |
Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cho rằng, Washington "coi việc thực thi chủ quyền chính đáng và hợp pháp của các quốc gia độc lập, trong đó có Triều Tiên, là ‘mối đe dọa’”.
Cảnh báo chiến lược “toàn cầu hóa” của NATO “chắc chắn có thể mang đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh toàn cầu”, Triều Tiên nhận định, tình hình hiện tại phải có một lực lượng và phương thức phản ứng mới để ngăn chặn âm mưu mở rộng liên minh quân sự “thách thức mang tính cấp bách đối với hòa bình và ổn định quốc tế”.
Bộ trên chỉ trích: “Động thái mở rộng các khối quân sự của Mỹ là nguyên nhân sâu xa đe dọa nghiêm trọng hòa bình khu vực, làm trầm trọng thêm môi trường an ninh quốc tế và châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang trên toàn thế giới”.
Thông cáo kết luận: “Triều Tiên sẽ không bao giờ xem nhẹ hoặc né tránh hiểm họa nghiêm trọng đang rình rập, mà trái lại sẽ ngăn chặn triệt để các mối đe dọa xâm lăng và xung đột bằng phản ứng chiến lược ở mức độ mạnh mẽ hơn”.
Trước đó, trong tuyên bố tại hội nghị ở Washington, lãnh đạo các quốc gia thành viên NATO đã nhấn mạnh cam kết đưa Ukraine trở thành thành viên, đồng thời thể hiện lập trường quyết liệt hơn trước chính sách hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga.
Tuyên bố cũng cáo buộc Iran và Triều Tiên thúc đẩy xung đột của Nga ở Ukraine thông qua các hoạt động cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Moscow.
NATO cũng đã đẩy mạnh hợp tác với 4 quốc gia đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Ngoài ra, bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO, Hàn Quốc và Mỹ đã ký hướng dẫn chung về việc thiết lập một hệ thống tích hợp, có khả năng răn đe mở rộng dành cho Bán đảo Triều Tiên nhằm chống lại các mối đe dọa quân sự và vũ khí hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
| Tin thế giới 12/7: Nga sung công 2 nhà máy của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối hợp tác Israel-NATO, Tổng thống Mỹ gặp lãnh đạo các nước IP-4 Anh cắt liên lạc quân sự với Nga, Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết PCA về Biển Đông, Trung Quốc tập trận ... |
| Phái đoàn quân sự Triều Tiên thăm Nga Ngày 9/7, một phái đoàn huấn luyện quân sự tinh nhuệ của Triều Tiên đã lên đường thăm Nga. |
| Hàn Quốc tính kế hoạch cải tổ một cơ quan về Triều Tiên Ngày 11/7, các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, bộ này có kế hoạch cơ cấu lại cơ quan chính sách về ... |
| Mối tình duyên nợ Nga-Ấn Độ đáng để Thủ tướng Narendra Modi 'đi trên dây' Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế thời chiến của Nga, ngược lại New Delhi cần Moscow ... |
| Ukraine đòi 'cởi trói' hoàn toàn việc dùng vũ khí phương Tây để tấn công sâu vào Nga, Tổng thống Mỹ cự tuyệt Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/7 bày tỏ mong muốn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dỡ bỏ mọi hạn chế ... |