Triều Tiên xác nhận phóng vệ tinh thất bại, hé lộ kế hoạch mới; Mỹ cùng HĐBA lên tiếng

Hà Thu
Ngày 31/5, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin về vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của nước này, có tên Malligyong-1, gắn trên tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Triều Tiên xác nhận phóng vệ tinh thất bại, hé lộ kế hoạch mới; Mỹ cùng HĐBA lên tiếng. (Nguồn: AP)
Hình ảnh vệ tinh này của Planet Labs PBC cho thấy hoạt động tại một bệ phóng mới được xây dựng ở Bãi phóng vệ tinh Sohae, quận Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan, Triều Tiên, ngày 30/5. (Nguồn: AP)

Theo bản tin của KCNA, Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ quốc gia (NADA) thực hiện vụ phóng tại Bãi phóng Vệ tinh Sohae ở quận Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan, lúc 6h27 sáng 31/5 theo kế hoạch đã định.

Tin liên quan
Nga nhận định gì về kho tên lửa Triều Tiên? Nga nhận định gì về kho tên lửa Triều Tiên?

Tuy nhiên, hãng tin nêu rõ: “Tên lửa đẩy Cheollima-1 đã rơi xuống vùng biển phía Tây Bán đảo Triều Tiên sau khi bị mất động lực do sự cố khởi động bất thường của động cơ 2 tầng trong lúc đang bay một cách bình thường”.

Người phát ngôn của NADA cho rằng, nguyên nhân thất bại là vì hệ thống động cơ kiểu mới được áp dụng cho tên lửa đẩy Cheollima-1 có độ ổn định thấp, cùng với nhiên liệu được sử dụng cũng có đặc tính không ổn định.

Quan chức này cho biết, các nhà khoa học, chuyên gia và kỹ sư đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới vấn đề này.

NADA sẽ điều tra kỹ lưỡng những hạn chế lớn bộc lộ trong vụ phóng lần này, thực hiện các biện pháp khoa học và công nghệ khẩn cấp nhằm khắc phục và tiến hành vụ phóng thứ hai sớm nhất có thể.

Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap dẫn nhận định của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên có thể tiến hành một vụ phóng vệ tinh quân sự khác trong khoảng thời gian mà Bình Nhưỡng công bố trước đó, từ ngày 31/5-11/6.

Cùng ngày, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết, họ đang tiến hành trục vớt các mảnh vỡ của các vật thể trên.

Về phía Nhật Bản, nước này đã điện đàm ba bên với Hàn Quốc-Mỹ và đang duy trì cảnh giác cao độ cũng như đặt trong tình trạng khẩn cấp, đồng thời lên án vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo trên của Triều Tiên.

Nhật Bản đã trao công hàm phản đối Triều Tiên qua các kênh ngoại giao ở Bắc Kinh, lưu ý rằng, vụ phóng của Bình Nhưỡng vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).

Bên cạnh đó, Tokyo cũng tuyên bố sẽ duy trì các hệ thống phòng thủ tên lửa ở tình trạng báo động như trong thời điểm Triều Tiên tiến hành vụ phóng vệ tinh.

Về phía Mỹ, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Adam Hodge cho biết, Nhà Trắng đã lên án vụ phóng và đang phối hợp với các đồng minh đánh giá tình hình.

HĐBA cũng đã ra tuyên bố nhấn mạnh, bất kỳ vụ phóng nào của Triều Tiên sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo đều vi phạm các nghị quyết của cơ quan này.

Tin thế giới 30/5: Nga ra tuyên bố về vụ tấn công Moscow, Kiev tìm đến một quốc gia châu Á; Trung Quốc 'nhắn nhủ' Mỹ nên chân thành

Tin thế giới 30/5: Nga ra tuyên bố về vụ tấn công Moscow, Kiev tìm đến một quốc gia châu Á; Trung Quốc 'nhắn nhủ' Mỹ nên chân thành

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, đụng độ ở Kosovo, tình hình bán đảo Triều Tiên, quan hệ Mỹ-Trung Quốc... là một số sự kiện quốc ...

Có tin Triều Tiên 'dọn đường' phóng vệ tinh, Hàn Quốc lập tức họp khẩn, hối Bình Nhưỡng kiềm chế

Có tin Triều Tiên 'dọn đường' phóng vệ tinh, Hàn Quốc lập tức họp khẩn, hối Bình Nhưỡng kiềm chế

Tiếp nối Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã có động thái đầu tiên sau khi có thông tin, Triều Tiên thông báo về kế hoạch ...

Đáp trả động thái tập trận Mỹ-Hàn, Triều Tiên phóng vệ tinh tăng cường khả năng răn đe toàn diện

Đáp trả động thái tập trận Mỹ-Hàn, Triều Tiên phóng vệ tinh tăng cường khả năng răn đe toàn diện

Triều Tiên sẽ phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên vào tháng 6 tới để chống lại các hành động quân sự của ...

Tổng thống Hàn Quốc nhắc tên Triều Tiên giữa cuộc họp về vũ khí 'nóng', Hàn-Nhật tham vấn

Tổng thống Hàn Quốc nhắc tên Triều Tiên giữa cuộc họp về vũ khí 'nóng', Hàn-Nhật tham vấn

Ngày 30/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol kêu gọi quốc tế tăng cường hợp tác để đối phó với các mối đe dọa ...

Triều Tiên phóng vệ tinh không gian: Hàn Quốc theo dõi sát, Nhật Bản quan ngại

Triều Tiên phóng vệ tinh không gian: Hàn Quốc theo dõi sát, Nhật Bản quan ngại

Hàn Quốc, Nhật Bản cùng Mỹ đã đưa ra phản ứng trước và sau khi Triều Tiên phóng vệ tinh vào không gian trong ngày ...

(theo Yonhap, Reuters, AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Serbia nêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhắc đến chuyện gia nhập EU

Serbia nêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhắc đến chuyện gia nhập EU

Ngoại trưởng Serbia Marko Djuric tuyên bố, mục tiêu gia nhập EU là cam kết chiến lược và ưu tiên trong chính sách đối ngoại của đất nước.
Thi đấu thăng hoa, De Bruyne được tôn vinh

Thi đấu thăng hoa, De Bruyne được tôn vinh

Toả sáng rực rỡ ở trận thắng Romania tại lượt thứ hai bảng E EURO 2024, Kevin De Bruyne được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất.
Thủ môn Georgia lập kỷ lục cứu thua ở EURO

Thủ môn Georgia lập kỷ lục cứu thua ở EURO

Trước sức ép lớn của Czech, thủ môn Giorgi Mamardashvili đã tỏa sáng và lập kỷ lục về số lần cứu thua ở sân chơi EURO.
Giá heo hơi hôm nay 23/6: Miền Bắc và miền Trung-Tây Nguyên giảm, miền Nam tăng giảm trái chiều

Giá heo hơi hôm nay 23/6: Miền Bắc và miền Trung-Tây Nguyên giảm, miền Nam tăng giảm trái chiều

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đứng yên trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Ethiopia: Đất nước có thể 'quay ngược thời gian', sắp đón năm mới 2017

Ethiopia: Đất nước có thể 'quay ngược thời gian', sắp đón năm mới 2017

Theo CNN, ngày 11/9 tới, người dân Ethiopia sẽ kỷ niệm thời khắc chuyền giao giữa năm cũ và năm mới.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 12]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 12]

Theodore Herman Albert Dreiser (1871-1945) là nhà viết tiểu thuyết Mỹ với khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Bầu cử ở Ấn Độ: Chiến thắng sít sao, bài toán dang dở

Cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ kết thúc thành công, Thủ tướng Modi đắc cử nhiệm kỳ thứ ba với kết quả không như kỳ vọng...
Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Khẳng định quyết tâm Pháp-Đức

Chuyến thăm Đức của Tổng thống Pháp với những kết quả đạt được tạo nên dấu mốc mới, là biểu tượng quan trọng mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

IUU và nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái biển

Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái biển.
Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Hiệp ước di cư và tị nạn mới của châu Âu

Nghị viện châu Âu đã thông qua Hiệp ước về di cư và tị nạn, một dự án được khởi động cách đây chín năm và trải qua rất nhiều thăng trầm.
Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu thế luật hóa các tiêu chuẩn xanh của EU

Xu hướng chuyển đổi xanh mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo sự phân hóa giữa các nhóm quốc gia.
Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Tại sao Mỹ trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga?

Mỹ cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ ...
Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Nửa thế kỷ 'gọi tên' một cường quốc hạt nhân

Cách đây nửa thế kỷ, Ấn Độ đã kích nổ thành công quả bom hạt nhân đầu tiên, chính thức đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân.
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Việt Nam nổi bật trong số những đối tác thân thiện của Nga, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã được chứng minh trong quá khứ và hiện tại.
Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Nhằm thúc đẩy ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thu được kết quả rõ rệt.
Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Nhật Bản có thể được Mỹ chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí trọng yếu.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Phiên bản di động