TIN LIÊN QUAN | |
Các đội bóng V-League háo hức hội quân sau Tết | |
Công Phượng “tàng hình” ở V-League, HLV Hữu Thắng đăm chiêu |
Khi người hâm mộ nói chung không mấy quan tâm đến cuộc đua đến ngôi vô địch, chứng tỏ cuộc đua ấy không tạo được sức hút, không hấp dẫn. Đấy là nghịch lý, bởi hiếm có giải đấu nào trên thế giới, cuộc đua vô địch lại không được xem trọng như tại V-League.
Người ta không quan tâm đến cuộc đua đến ngôi vô địch bằng những sự cố liên tiếp chồng sự cố ở sân chơi V-League. Và hoá ra các vụ bê bối mới chính là ấn tượng đậm nét nhất của giải vô địch quốc gia từ đầu mùa giải đến giờ.
Và sau mỗi sự cố, người ta lại có thêm một mối lo cho V-League. Sau những sự việc liên quan đến bạo lực, dư luận lo V-League mất an toàn. Sau các sự cố liên quan đến trọng tài, người ta nghi ngờ năng lực và sự khách quan của giới “vua sân cỏ”.
Thủ môn Minh Nhựt đứng gần cột dọc, "không thèm" bắt quả phạt đền của Victor. Ảnh: V.H / thethaovanhoa.vn |
Và sau những tuyên bố, rồi hành động vùng vằng đòi bỏ trận đấu, bỏ giải đấu của Thanh Hoá và Long An, cả làng cầu giờ lại lo V-League vỡ giải giữa chừng.
Năm 2013, XM Xuân Thành Sài Gòn từng bỏ ngang, sau khi bị trừ điểm vì trận đấu dưới sức với Kiên Giang. Ít lâu sau đó, đến lượt V.Ninh Bình bỏ với lý do không đủ cầu thủ đá chuyên nghiệp, sau vụ một loạt cầu thủ của đội này bị xử lý vì dính đến tiêu cực.
Đấy rõ ràng là hành động thiếu chuyên nghiệp, đáng lên án của các đội bóng. Việc các đội bóng phản ứng trọng tài, phải ứng BTC giải, phản ứng VFF có thể cũng chỉ là cái cớ để nhiều ông bầu bỏ bóng đá, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn.
Nhưng vấn đề là tại sao họ lại có thể bỏ dễ dàng như vậy, hay nói cách khác tại sao những người điều hành giải đấu, những nhà điều hành bóng đá nội lại để cho họ bỏ bóng đá đơn giản đến vậy?
Nếu ngay từ đầu, tất cả đều được đặt trong khuôn khổ, nếu ngay từ đầu người quản lý nền bóng đá chặt chẽ trong việc xây dựng các tiêu chí để hình thành một CLB bóng đá chuyên nghiệp, buộc các đội bóng và các ông bầu phải đáp ứng đủ các tiêu chí đấy mới cho tham gia, thì thử hỏi các ông bầu có dám “loạn ngôn” không? Các đội bóng có dám thích thì đá, không thích lại đòi nghỉ không?
Xem thường khán giả, đòi bỏ trận đấu, đòi bỏ giải, đòi giải tán đội bóng chắc chắn là lỗi của các CLB, nhưng ngay những người điều hành giải và điều hành bóng đá nội cũng không vô can trước tình trạng mất kiểm soát của V-League hiện nay.
Tình trạng mà khi nhắc đến V-League, thế giới bóng đá bây giờ nghĩ ngay đến các sự cố, nghĩ đến hàng loạt scandal trong và ngoài sân cỏ, hơn là nghĩ đến vấn đề chuyên môn, nghĩ đến chuyện các đội bóng hàng đầu V-League có làm nên trò trống gì ở các giải đấu tầm châu lục hay không!
VFF sẽ xử mạnh tay với "trò hề" của CLB Long An Liên quan đến sự cố bi hài kịch trên sân Thống Nhất giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và Long An, VFF khẳng định sẽ ... |
Vòng 3 V-League 2017: Derby trên sân Thống Nhất Rất lâu rồi bóng đá TP. Hồ Chí Minh mới có 2 đội cùng thi đấu ở giải vô địch quốc gia, và cũng từ ... |
U21 HA Gia Lai - U21 Thái Lan: Chờ Công Phượng tỏa sáng U21 HA Gia Lai bước vào hành trình bảo vệ chức vô địch U21 quốc tế với cuộc so tài với U21 Thái Lan vào ... |