Back to E-magazine
e magazine
09:00 | 29/01/2020
Trong quá khứ hay hiện tại, Việt Nam luôn trách nhiệm với ASEAN

09:00 | 29/01/2020

TGVN. Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 và năm 2020 có điểm song trùng là Việt Nam luôn coi trọng ASEAN, luôn thấy được trách nhiệm duy trì lợi ích, hình ảnh của ASEAN, rất muốn cùng các nước thành viên đưa Hiệp hội phát triển cũng như mong muốn thành công trong Năm Chủ tịch của mình.
trong qua khu hay hien tai viet nam luon trach nhiem voi asean

Việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 và năm 2020 có điểm song trùng là Việt Nam luôn coi trọng ASEAN, luôn thấy được trách nhiệm duy trì lợi ích, hình ảnh của ASEAN, rất muốn cùng các nước thành viên đưa Hiệp hội phát triển cũng như mong muốn thành công trong Năm Chủ tịch của mình.

Với ông “Vinh SOM” - cái tên quen thuộc với rất nhiều người làm ASEAN, năm 2010 là một trong những dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong ASEAN và là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời ngoại giao của ông.

Phạm Thúy Hằng: Thưa Đại sứ, lợi thế lớn nhất của ASEAN hiện nay là gì? Cùng với đó, đâu là thách thức lớn nhất?

Phạm Quang Vinh: Muốn hiểu được lợi thế và thách thức của ASEAN thì trước hết cần phải nắm rõ mục tiêu và định hướng của Hiệp hội, sau đó đối chiếu chúng trong bối cảnh mới. Cái mục tiêu bao trùm và lâu dài của ASEAN là xây dựng Cộng đồng, hợp tác liên kết nội khối và hợp tác với các đối tác, để phát triển, bảo đảm khu vực hòa bình, ổn định, hội nhập sâu rộng. Trong chặng đường dài đó, thì lúc này, có lẽ thách thức lớn nhất của ASEAN là câu chuyện liệu có đủ chung chí hướng và gắn kết nội tại để chủ động quản trị rủi ro và tranh thủ cơ hội, để tiếp tục phát triển và vươn lên trong chặng đường mới khi thế giới đã và đang không ngừng đổi thay?
Nói về thuận lợi, có lẽ 52 năm tồn tại và phát triển, mốc lớn nhất là từ khi ASEAN trở thành hiệp hội của cả 10 nước Đông Nam Á và cùng đi vào xây dựng cộng đồng. ASEAN đã có những “tài sản” rất quý, của Hiệp hội, của các nước thành viên. Đó là một khu vực chia sẻ với nhau nhiều lợi ích chung, gắn kết và chia sẻ với nhau, nhất là về một khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển; ASEAN đã tạo dựng được các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực, gắn kết với cả khu vực cũng như các đối tác lớn, dẫn dắt hợp tác và định hình cấu trúc khu vực, trong đó có ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)… Cùng với quá trình phát triển của mình, ASEAN đã trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công nhất, được các đối tác coi trọng và thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN. Đó là những nền tảng, tài sản mà ASEAN cần phải gìn giữ và phát huy hơn nữa.

trong qua khu hay hien tai viet nam luon trach nhiem voi asean
trong qua khu hay hien tai viet nam luon trach nhiem voi asean

Phạm Thúy Hằng: Việt Nam có thể đóng vai trò dẫn dắt ASEAN như thế nào trong Năm Chủ tịch để tận dụng thời cơ cũng như vượt qua thách thức?

Phạm Quang Vinh: Với Việt Nam, trong chính sách đối ngoại của mình, từ khi tham gia, Việt Nam luôn coi trọng ASEAN, vì khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và hội nhập. Gần 25 năm qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, đồng thời bắt kịp và thực hiện hiệu quả những cam kết đã có trong ASEAN. Có thể nói và đây cũng là ý kiến của bạn bè quốc tế, Việt Nam là một tấm gương, cả về hội nhập kinh tế, cũng như về thực hiện các chỉ tiêu, cam kết xây dựng cộng đồng. Việt Nam cũng có nhiều sáng kiến trong suốt quá trình vừa qua, đồng thời đóng góp vào những sáng kiến quan trọng nhất của ASEAN.
Năm 2010 là dấu mốc khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, đó là thời điểm ASEAN đưa vào cuộc sống Hiến Chương và bộ máy mới, cùng các Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng, tiền đề của xây dựng Cộng đồng ASEAN. Đơn cử, trong một năm Chủ tịch, Việt Nam phải xem xét bố trí các cuộc họp ra sao, vào lúc nào trong năm, từ cấp cao đến các cấp dưới; có cuộc họp hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao vào ngay đầu năm. Có thể nói, từ năm 2010, nếp mới về họp hành và các phối hợp mới trong ASEAN được bắt đầu và tiếp nối từ đó cho đến nay.
Việt Nam được đánh giá cao và được tin cậy, từ khi gia nhập, là do những đóng góp và trách nhiệm đó. Tuy nhiên, để “chèo lái” con thuyền ASEAN cũng không phải dễ dàng, bởi biết bao thách thức đặt ra từ cả bên trong lẫn bên ngoài, cũng có những thời điểm tình hình phức tạp, tồn tại nhiều ý kiến khác biệt. Việc làm sao để các nước thành viên chia sẻ và cùng chung tay với nước Chủ tịch là cả một vấn đề, chỉ như thế mới có thể giải quyết được những khó khăn đặt ra, như câu chuyện Biển Đông, hay các vấn đề liên quan đến nhiều quốc gia, như cháy rừng, khói bụi, nguồn nước...
Tôi tin rằng, Việt Nam sẽ luôn được tin cậy. Việt Nam luôn trách nhiệm trong duy trì lợi ích, hình ảnh của ASEAN, kiên nhẫn, kiên trì trong duy trì tham vấn để tạo ra điểm đồng và mong muốn các nước kết hợp hài hòa, phù hợp giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực để tạo ra đà chung cho ASEAN. Điều này không dễ dàng, trong quá khứ của ASEAN từng có nước này hay nước khác, nhấn quá nhiều đến lợi ích riêng, vị kỷ, mà xem nhẹ trách nhiệm là nước Chủ tịch, xem nhẹ tham vấn và đồng hành tìm giải pháp. Thực tế, cũng có lúc có những đổ bể nhất định, như năm 2012, lần đầu tiên ASEAN không ra được Tuyên bố chung Hội nghị.

trong qua khu hay hien tai viet nam luon trach nhiem voi asean

Phạm Thúy Hằng: Khi cùng Bộ Ngoại giao trực tiếp tham gia vào quá trình Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 10 năm về trước, chắc hẳn Đại sứ cảm nhận rõ hơn hết sự khác biệt so với hiện tại?

Phạm Quang Vinh: Vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 và năm 2020 của Việt Nam có những điểm song trùng, nhưng cũng có rất nhiều khác biệt. Sự song trùng ở đây là việc Việt Nam luôn luôn coi trọng và có trách nhiệm, muốn ASEAN thành công; luôn phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN, các nước đối tác, để điều phối, kết hợp hài hoà các mối quan tâm; mục tiêu chung của ASEAN vẫn tiếp tục là thúc đẩy xây dựng cộng đồng, khu vực hoà bình, hợp tác, phát triển, cũng như phát huy vai trò trung tâm cũng như hợp tác của ASEAN với các nước.
Trong công tác điều hành, Việt Nam luôn tranh thủ rộng rãi nhất ý kiến của các nước, để nước nào cũng thấy được quan tâm trong đồng thuận chung, cùng vun đắp và hướng tới tương lai. Do vậy, đằng sau những suôn sẻ, thuận lợi là nỗ lực không mệt mỏi của một cỗ máy lao động rất lớn, từ chuẩn bị, tham vấn từ sớm, đến nắm bắt vấn đề, quan điểm, đưa sáng kiến, giải pháp, nhất là khi có những khúc mắc, từ đó tranh thủ được sự ủng hộ của các nước, cả ASEAN và các nước đối tác.

Về khác biệt, có thể điểm một số nét chính liên quan đến ASEAN, bối cảnh quốc tế - khu vực và từ chính vị thế mới của Việt Nam. ASEAN thời điểm năm 2010 khác bây giờ, lúc đó, vấn đề cộng đồng hay kết nối mới có những chuẩn bị bước đầu chứ chưa trải qua một quá trình xây dựng như bây giờ. Còn nhớ, vào tháng 1/2010, nhân cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của năm và để khởi động năm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến rất hay về kết nối được ASEAN ủng hộ. Theo đó, ngay trước Hội nghị, các Bộ trưởng cùng với Tổng Thư ký ASEAN đã có chuyến đi trải nghiệm về thực tế và lợi ích của việc kết nối ASEAN. Đó là chuyến đi đường bộ từ Chiang Mai, Thái Lan xuyên qua Lào, chạy qua cửa khẩu Lao Bảo, rồi vào Đà Nẵng, Việt Nam để họp. Hành trình trải nghiệm trong một ngày qua ba nền văn hóa khác nhau, ba cảnh quan và ba nền ẩm thực khác nhau của ba nước quả thực rất thú vị, làm nổi bật được giá trị của kết nối ASEAN.

trong qua khu hay hien tai viet nam luon trach nhiem voi asean

Mặt khác, thời điểm năm 2010, môi trường khu vực và quốc tế cũng có nhiều khác biệt. Giờ đây, câu chuyện cạnh tranh nước lớn rõ ràng đặt ra nhiều thách thức, với cả ASEAN; cách mạng thông tin, khoa học công nghệ phát triển rất mạnh; các thách thức an ninh phi truyền thống trầm trọng hơn rất nhiều. ASEAN đã đi vào cộng đồng từ năm 2015, sắp tới sẽ là chặng đường phát triển và hội nhập cao hơn, song chắc chắn cũng sẽ có nhiều khó khăn hơn. Năm 2020 chính là dịp để ASEAN kiểm điểm giữa kỳ, chạy đua nước rút để đạt được các mục tiêu tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và xa hơn nữa, do đó, đòi hỏi ASEAN phải nỗ lực hơn rất nhiều.

Về phía Việt Nam, đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, chúng ta đã có vị thế và năng lực hơn trước rất nhiều. 10 năm qua là một sự bứt phá của Việt Nam về hội nhập, cải cách, đổi mới và phát triển. Mặc dù môi trường chung có nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ phát triển khá cao, kinh tế vĩ mô và ổn định, hội nhập được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việt Nam cũng tham gia và đăng cai thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, như WEF ASEAN, Cấp cao APEC, Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai; đội ngũ cán bộ, năng lực tổ chức của Việt Nam cũng đã tốt hơn rất nhiều, tạo thuận lợi cho Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Thêm vào đó, khi đảm nhận chức Chủ tịch, sự phối hợp các bộ, ngành là rất quan trọng, cả về nội dung, cũng như an ninh, tổ chức, hậu cần. Nhưng, trọng trách của Bộ Ngoại giao là rất lớn: Trong nước, là đảm nhận thường trực, còn trong ASEAN, thì cũng là chủ trì mạch chính, dòng chảy chính, vừa toàn tuyến và vừa trực tiếp điều phối, chuẩn bị các hoạt động cấp cao.

Phạm Thúy Hằng: Xin cảm ơn ông !

trong qua khu hay hien tai viet nam luon trach nhiem voi asean

Bài: Phạm Thúy Hằng
Ảnh: Nguyễn Hồng
Đồ họa: An Nhiên

Đọc thêm

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba đột phá và ba tăng cường thúc đẩy quan hệ ASEAN-Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba đột phá và ba tăng cường thúc đẩy quan hệ ASEAN-Australia

Sáng ngày 6/3 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia tại Melbourne, Australia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ đón các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ đón các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia

Chiều 5/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ đón chính thức các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, do Thủ tướng Australia Anthony Albanese chủ trì.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Melbourne, bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Melbourne, bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia

Tối 4/3 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đến Sân bay quốc tế Melbourne, Australia, bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và thăm chính thức New Zealand từ ngày 5-11/3.
Phát động Giải thưởng ASEAN 2024

Phát động Giải thưởng ASEAN 2024

Giải thưởng ASEAN 2024 nhằm tôn vinh các cá nhân và tổ chức có những nỗ lực và hành động thiết thực góp phần củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính rời Hà Nội tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand

Sáng sớm ngày 4/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam rời Hà Nội, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và thăm chính thức New Zealand từ ngày 5-11/3.