(Trực tuyến) Tọa đàm Đào tạo nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan là 1 trong 4 vị khách mời tham dự buổi bàn tròn trực tuyến về chủ đề: “ Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số: Thách thức ở Việt Nam”, chương trình diễn ra lúc 10h sáng nay 23/5.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so Cách mạng 4.0: Người trẻ không thể dửng dưng
truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so Việc làm thời Cách mạng 4.0, nỗi lo còn đó?

Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, dù đang ở giai đoạn đầu đã thực sự lan tỏa và bùng nổ trên khắp các quốc gia và nền kinh tế. Ở thế kỷ 21, nền sản xuất của con người đạt đỉnh cao của sự thông minh, với các ứng dụng kỹ thuật sáng tạo không ngừng, với nền tảng công nghệ số, với mạng lưới internet của vạn vật và trí tuệ nhân tạo… Và câu hỏi nguồn nhân lực nào cho kỷ nguyên số đã trở thành một yêu cầu cấp thiết của mọi quốc gia.

Tầm quan trọng và tính cấp bách đã đưa vấn đề này trở thành một trong những nội dung quan trọng mà đại biểu của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa họp bàn tại Hội nghị Quan chức cấp cao APEC lần thứ 2 (SOM 2)- sự kiện đã diễn ra tại Hà Nội trong các ngày từ 9-21/5 vừa qua.

Có thể nói, tất cả các nền kinh tế thành viên APEC, dù là nước phát triển hay đang phát triển, đều đang đối mặt những thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế kỹ thuật số với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với vấn đề này như thế nào?

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so

Bốn vị khách mời (từ phải qua trái): TS Đào Quang Vinh, ông Hoàng Nam Tiến, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan và TS Huỳnh Quyết Thắng. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Chia sẻ với VietNamNet, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam nói: “Trong điều kiện bình thường, việc nhân cao chất lượng nguồn nhân lực đã là quan trọng. Nhưng đặc biệt, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tái cấu trúc lại cơ cấu sản xuất toàn cầu với sự tham gia mạnh mẽ của trí tuệ thông minh, người máy”

“Một loạt lao động giản đơn sẽ bị thay thế bởi người máy. Ngay cả các lao động kỹ thuật chuyên nghiệp ở mức trung bình cũng sẽ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời gian tới, rút ngắn khoảng cách đối với các nước, thậm chí có thể vượt lên, chắc chắn là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao rất là cấp thiết”, ông Lộc nhấn mạnh.

Để góp một tiếng nói về vấn đề này, bàn tròn trực tuyến “Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số: Thách thức ở Việt Nam” do báo VietNamNet phối hợp với báo Thế giới và Việt Nam thực hiện đã diễn ra lúc 10h ngày 23/5/2017.

Bàn tròn trực tuyến có sự tham dự của 4 vị khách mời:

 Ông Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ

- TS Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ LĐTB&XH

- PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch Công ty Phần mềm FPT (FPT Sofware)

Trước đó, theo ghi nhận của VietNamNet, các vấn đề về lao động - việc làm ở Việt Nam cũng bắt đầu có những biến chuyển mạnh mẽ. Áp dụng công nghệ cao đang được các doanh nghiệp Việt Nam tiên phong đầu tư.

Tại công ty TNHH 4P (nhà cung cấp linh kiện cấp 1 cho hãng LG), để hoàn thiện một bản mạch điện tử, những thao tác dán linh kiện mà công nhân đang đảm nhiệm sẽ được thay thế hoàn toàn bởi các con robot trong tương lai không xa. Mục tiêu ở công ty này là sẽ giảm tới 10% lao động sau khi áp dụng công nghệ mới vào nhà máy.

Tương tự, tại nhà máy Hyundai Thành Công, việc sắp xếp, lưu trữ, giao nhận linh kiện ô tô trong kho linh kiện, dự kiến sẽ vận hành vào tháng 7 tới đều tự động hoá hoàn toàn với sự trợ giúp của robot và phần mềm máy tính.

Rõ ràng ngay tại Việt Nam, những nhà máy thông minh sẽ ra đời. Dây chuyền sản xuất ngày càng vắng bóng người. Máy móc sẽ tự động chạy để làm thay con người mọi công đoạn khó. Toàn bộ quá trình quản trị sản xuất hay quản trị con người cũng đều được số hoá.

Bởi vậy, bài toán nguồn nhân lực thích ứng, nhập cuộc với một nền sản xuất hiện đại, công nghệ cao này không phải là vấn đề đơn giản.

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so
Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại Tọa đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thưa ông Hoàng Nam Tiến, hẳn ông cũng có những đồng cảm với vị Tổng giám đốc công ty điện tử 4P trong phóng sự vừa xem? Liệu ông có khó khăn tương tự về vấn đề lao động hay không?

Chúng tôi cần rất nhiều người. Thời đại này, người máy dần thay thế con người, nhưng chúng tôi lại ngược lại, chúng tôi cần hàng nghìn, hàng chục nghìn người. Chúng tôi cần những người biết điện toán đám mây, AI, IoT. Trong 3 tháng tới, Fsoft cần tuyển thêm 2.500 người.


Từ góc độ nhà trường, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng cho rằng, thời điểm hiện tại, giáo dục cần có sự chuẩn bị chính xác hơn để trang bị cho người lao động, đáp ứng được nhu cầu trong nước và cả doanh nghiệp nước ngoài. Đào tạo như thế nào để đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường là điều rất quan trọng. Nhà nước đang có điều chỉnh đúng hướng để cải thiện giáo dục Việt Nam, hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp cần được tăng cường để nâng cao chất lượng nguồn lao động.


Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Lao động xã hội, các vấn đề về nguồn nhân lực ở Việt Nam đang gặp phải những tồn tại, thách thức cơ bản nào?

TS. Đào Quang Vinh: Tôi rất đồng tính với ý kiến của 2 diễn giả. Khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực là rất lớn, điều đó được thể hiện qua tình trạng thất nghiệp. Hiện nay có nhiều cử nhân có bằng đại học, có trình độ nhưng lại không tìm được việc làm, tuyển dụng không đạt tiêu chuẩn.

Một số nghiên cứu cho thấy nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực IT tăng gấp 2 lần nhưng các cơ sở đào tạo không thể đáp ứng được nhu cầu đó. Vì vậy, ta có thể thấy khả năng đào tạo hiện này còn khá kém. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, nhu cầu về nhân lực phân tích số liệu tăng rất nhanh. Ví dụ như ở Malaysia, từ nay đến 2020, nhu cầu về nhân lực phân tích số liệu tăng 4, Philippines gấp 2 lần và ở Việt Nam tăng lên đến hàng chục nghìn người. Thách thức lớn nhất vẫn là các cơ sở đào tạo vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay.


Chia sẻ vấn đề nguồn nhân lực trong khuôn khổ APEC, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh việc phát triển khoa học công nghệ cần tận dụng qua các kênh song phương, trong khi các diễn đàn đa phương như APEC thường chỉ là nơi đưa ra các ý tưởng.

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ông Hoàng Nam Tiến đưa ra một đề xuất về vấn đề đào tạo nhân lực:

Thứ nhất, FPT đang thử nghiệm học nhanh làm nhanh, cũng đào tạo đại học nhưng đẩy nhanh quy trình trong 2 năm. Sinh viên có thể đi làm luôn sau 2 năm. Chủ trương của FPT là không cần bằng cấp, làm được việc là được. Chương trình này đang được thử nghiệm ở Đà Nẵng và được chính quyền Đà Nẵng ủng hộ.

Thứ hai, nền kinh tế hiện nay đang đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau. Vì vậy FPT đang đề xuất Trường Bách khoa đào tạo văn bằng thứ 2 trong 12 tháng, cung cấp kỹ năng mới cho sinh viên và người lao động mong muốn mở rộng chuyên môn.

Cũng với vấn đề này, PGS. TS Huỳnh Quyết Thắng cho rằng, dưới góc độ trường đại học, đào tạo cần được phân tầng. Theo khảo sát, khoảng 15% những sinh viên giỏi nhất của Đại học Bách khoa khi ra trường sẽ xin được học bổng du học nước ngoài, 35% còn lại đi làm ở doanh nghiệp với chuyên môn cao, số sinh viên còn lại đi làm với chuyên môn thấp hơn.

Ngoài ra, các trường đại học cần kết hợp với doanh nghiệp để tăng cường các phòng nghiên cứu… Đối với giảng viên, các cán bộ sẽ được phân theo các nhóm. Các thầy nghiên cứu tốt, được đào tạo tại nước ngoài sẽ làm việc với top 15% sinh viên xuất sắc. Các thầy có quan hệ tốt với doanh nghiệp sẽ dẫn dắt 35% số em có học lực khá giỏi. Nhà trường tăng cường tác với doanh nghiệp, tăng cường hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối với cựu sinh viên thành công đang làm việc, nghiên cứu ở nước ngoài.

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng tại buổi Tọa đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực trong APEC, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ thêm: Đặc điểm lớn của APEC đó là sự tham gia của nhiều nền kinh tế tiên tiến và những thách thức về nguồn nhân lực của họ rất khác với chúng ta. Nước ta đứng trước một thách thức mới đó là chảy máu chất xám, đó là các nền kinh tế phát triển thu hút rất nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước.

Ngoài ra, vì Việt Nam đang mở cửa nên các nguồn lao động từ nước khác cũng đã chiếm một phần của thị trường việc làm bây giờ. Một thách thức nữa là ta chưa nhìn đến vấn đề tái đào tạo, những người lao động hiện nay nếu không tái đào tạo thì họ sẽ không thể đáp ứng với nhu cầu hiện nay. Lao động rẻ không còn là điểm mạnh nữa mà nhu cầu lao động chất lượng cao ngày càng nhiều.

"Ví dụ như bộ máy hành chính hiện nay đòi hỏi nhân lực khác với ngày xưa và như các diễn giả đã nêu thì nhân lực thừa ra thì đào tạo lại như thế nào?", ông Vũ Khoan đặt câu hỏi.

Ngoài ra, vấn đề về đào tạo, sản xuất liên quan đến chính sách bao trùm và ở tầm quốc gia. Các diễn giả ở đây là người sử dụng nguồn nhân lực nhưng ta cần phải bàn về tầm vĩ mô, chính sách tầm quốc gia. Các nước phát triển cải cách chính sách giáo dục rất nhanh, nên ta nên học hỏi từ những kinh nghiệm của họ.

Với kinh nghiệm của tôi, việc thu hẹp khoảng cách này cần xuất phát từ chính bản thân quốc gia đó và cần phải có chính sách bao trùm để thực hiện được điều này. Buổi hôm này đã có những ý tưởng rất hay, tuy nhiên đây vẫn là một đề tài rất mới và nó cần một cái nhìn tổng hợp và toàn diện, cả về khâu chính sách và thực thi.

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so
(Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: Ý tưởng hỗ trợ nhau giữa các nước phát triển - đang phát triển được đặt ra tại các diễn đàn đa phương. Tuy nhiên, khi thực hiện lại trên cơ sở song phương. Ngoài APEC, chúng ta có hợp tác với Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc…nhưng ở mức độ vừa phải, kém xa so với nhu cầu. Nếu như chúng ta không nâng chất lượng các trường đại học lên, chất xám vẫn sẽ tiếp tục chảy ra nước ngoài. "Nếu không có cách tiếp cận tổng thể, chúng ta sẽ rất lúng túng. Chúng ta sẽ bị tụt hậu về chất chứ không chỉ về lượng".


Liên quan đến chính sách đối với nguồn nhân lực, TS. Đào Quang Vinh chia sẻ hiện nay có nhiều lo lắng về nhân lực bị thay thế bởi máy móc, robot, chưa kể già hóa dân số, biến đổi khí hậu, hệ thống an sinh xã hội cần phải được phối hợp giữa các chính sách riêng biệt.

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so
TS. Đào Quang Vinh chia sẻ tại Tọa đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trước câu hỏi các trường cao đẳng, đại học phải làm gì để theo kịp CMCN 4.0, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp là một thách thức lớn, giúp định hướng cho các trường đại học. Trong đó, nhu cầu nghề nghiệp, tính liên kết giữa các ngành nghề, kỹ năng lao động hay kỹ năng của người lao động đều thay đổi.

Như vậy, vấn đề đặt ra cho các trường đại học đó là: Về mặt thời gian, cần tích hợp các môn học để giảm thời gian học, tăng kiến thức. Bên cạnh đó, tích hợp liên ngành cho phép sinh viên học nhiều nghành nghề khác nhau đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Tư duy giảng dạy cũng cần được thay đổi, tiếp cận các công nghệ mới, các khoá học đào tạo online, nguồn tài nguyên kiến thức mở trên thế giới. Các phòng lab hiện nay cũng cho phép sinh viên làm việc đến khuya. Sinh viên có thể làm chủ quá trình học tập.

Ngoài ra, nhà trường cần hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp. Một vấn đề bất cập hiện nay mà nhà trường đang kiến nghị với chính phủ đó là có những ngành nghề rất hot được nhiều sinh viên lựa chọn, nhưng cũng có những ngành nghề trụ cột quan trọng với quá trình công nghiệp hoá ví dụ như ngành cơ khí, vật liệu… lại không nhận được nhiều sự quan tâm. Nhà nước phải có chính sách quyết liệt để giúp thúc đẩy đào tạo những ngành nghề này, đáp ứng sự phát triển trong dài hạn của đất nước.


Với câu chuyện đặt ra về chất lượng nguồn nhân lực, gắn với đặc tính của Việt Nam là cần cù chăm chỉ, những vẫn có nhiều hạn chế so với những nước như Nhật Bản. Nguyên Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng việc cần thay đổi đầu tiên là tư duy ở cấp vĩ mô, nhận thức đầy đủ đặc điểm, tính chất, diễn biến trên thế giới để đưa ra chính sách thích hợp. Đổi mới cũng bắt đầu từ tư duy rồi mới dẫn đến hành động được. Vì vậy phải có chính sách thích hợp thì mới có thay đổi được.

Thứ hai, chúng ta cần thay đổi truyền thống văn hoá học, lối tư duy học để lấy bằng học, để làm quan. Nếu như ai cũng như thế thì sẽ không có người làm vì đào tạo nghề không hề được chú trọng tới. Ta phải thay đổi văn hoá trong cả một xã hội. Việt Nam có mặt mạnh về văn hoá nhưng cũng có mặt yếu như việc nặng về lý thuyết và sự thực hành chưa có, thiếu sự sáng tạo. Chính vì thế ta không chỉ thay đổi tư duy lãnh đạo mà cả mặt tâm lý của xã hội.

Từ những thay đổi nêu trên thì mới dẫn đến hành động, ví dụ như tổ chức hành động cụ thể, đào tạo, đại học, doanh nghiệp. Nhưng tôi nghĩ rằng đây là việc không thể vội được, mà chúng ta vừa phải thay đổi vừa phải thích nghi. Chúng ta cần phải làm từng bước một, từ thay đổi tư duy lãnh đạo, đế chính sách rồi xã hội. Ngoài ra, ta có thể tận dụng từ các hợp tác quốc thế hiện nay. Lợi thế là Việt Nam đang có quan hệ và hợp tác nhiều nước, từ đó nâng mình lên để giải quyết vấn đề quốc gia.

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so

“Đồng xu hai mặt” với lao động APEC

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang thay đổi diện mạo của các nền kinh tế thành viên APEC.

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so

Cách mạng công nghiệp 4.0: Việt Nam đang “sẵn sàng” tiếp thu những cái mới

Đánh giá về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho Việt Nam, ông Damian Kassabgi, Giám đốc chính sách Công ty Uber ...

truc tuyen toa dam dao tao nguon nhan luc trong ky nguyen so

Việt Nam không thể bỏ lỡ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Đây là cuộc cách mạng không chờ đợi ai mà đang phát triển như vũ bão. Cuộc cách mạng này đang tác động mạnh mẽ ...

Nhóm PV.

Xem nhiều

Đọc thêm

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động