Lý do chính quyền Mỹ trừng phạt Gazprombank. (Nguồn: Pravda) |
Tuy nhiên, Gazprombank được coi là mục tiêu trừng phạt cuối cùng vì Washington phải tập trung vào lĩnh vực năng lượng và mong muốn tránh tác động phụ đối với châu Âu.
Luật sư Jacobson phân tích: “Chính quyền Mỹ hiện tại đang cố gắng gây sức ép và áp đặt càng nhiều biện pháp trừng phạt càng tốt trước ngày 20/1/2025 để khiến chính quyền tiếp theo khó có thể đảo ngược”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có quyền gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt - vốn được áp đặt theo sắc lệnh hành pháp của người tiền nhiệm Biden - nếu ông muốn có lập trường khác.
Sau khi cuộc xung đột Ukaine nổ ra, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các quy định hạn chế về nợ và vốn chủ sở hữu đối với 13 công ty Nga, trong đó có Gazprombank, Sberbank và Ngân hàng Nông nghiệp Nga.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới dùng các khoản lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Moscow để tài trợ cho Kiev.
* Trong một diễn biến liên quan, giới chức ở Slovakia và Hungary xác nhận đang nghiên cứu tác động của các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ.
Theo thỏa thuận kéo dài 15 năm được ký vào năm 2021, Hungary nhận được 4,5 tỷ m3 (bcm) khí đốt mỗi năm từ Nga do Gazprom cung cấp.
Trong khi đó, công ty thu mua khí đốt nhà nước SPP của Slovakia có hợp đồng dài hạn với Gazprom và hiện tiếp tục mua khí đốt của Moscow.
* Cũng liên quan đến trừng phạt, ngày 21/11, người đứng đầu Ban Thư ký Nhà nước phụ trách các vấn đề kinh tế (SECO) Helene Budliger Artieda của Thụy Sỹ tuyên bố, nước này sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt Nga, ngay cả khi chính quyền Mỹ sắp tới của ông Donald Trump dỡ bỏ.
Trong thông báo, bà Budliger Artieda khẳng định: “Thụy Sỹ không áp đặt lệnh trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào một cách độc lập. Chúng tôi chỉ tham gia các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hoặc Liên minh châu Âu (EU) áp dụng trong mỗi trường hợp.
Nếu chính quyền mới của ông Trump dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga, quyết định này sẽ không ảnh hưởng đến các biện pháp trừng phạt mà Thụy Sỹ áp đặt”.