Nhỏ Bình thường Lớn

Trung Quốc có công cụ 'khủng' để ổn định kinh tế, nhưng sức ép lớn nhất là gì?

Vừa qua, hãng tin DW (Đức) đăng bài bình luận về sức ép của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay khi liên tục thực hiện các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19.
aa
Chính phủ Trung Quốc đã công bố 19 biện pháp chính sách kế cận nhằm ổn định kinh tế. (Nguồn: Head Topics)

Bài viết, được xuất bản ngày 13/9, dẫn lại một số nội dung của Phiên họp Thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc gần đây do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì về một số biện pháp ổn định kinh tế tại địa phương.

Tại phiên họp, một số thông điệp đã được thông qua như đẩy mạnh thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế đã ban hành, áp dụng nhiều biện pháp để ổn định tăng trưởng, việc làm và vật giá, duy trì nền kinh tế vận hành trong biên độ hợp lý.

Ngoài ra, các đại biểu cũng thống nhất việc sử dụng các công cụ tài chính để hỗ trợ các chủ thể thị trường, hỗ trợ nhu cầu nhà ở và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của kinh tế nền tảng.

Trước đó, ngày 5/9, chính phủ Trung Quốc đã công bố 19 biện pháp chính sách kế cận nhằm ổn định kinh tế, trong đó bao gồm gói công cụ chính sách tài chính phát triển trị giá 300 tỷ NDT và khoản trái phiếu đặc biệt trị giá 200 tỷ NDT cho bảo đảm nguồn cung năng lượng.

Đây được xem là gói công cụ chính sách nhằm ứng phó với tác động của đợt dịch Covid-19 mới do biến chủng Omicron gây ra từ đầu tháng 8 đến nay.

Đối mặt với dịch bệnh, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn áp dụng chính sách phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt, điều này khiến 33 thành phố, trong đó có các thành phố lớn với vài chục triệu dân như Thượng Hải và Thành Đô, bị phong tỏa trong vài tuần.

Theo thống kê của Ngân hàng đầu tư Nomura (Nhật Bản), tính đến ngày 6/9, Trung Quốc đã thực hiện các hình thức phong tỏa ở mức độ khác nhau đối với 49 thành phố, 292 triệu người bị ảnh hưởng.

Vào đầu năm nay, tổ chức này đã đánh giá tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 đạt 4,3%. Tuy nhiên, sau các đợt phong tỏa diện rộng liên tục, tăng trưởng kinh tế nước này được dự đoán giảm xuống còn 2,7%.

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái

Kinh tế thế giới nổi bật (9-15/9): Nóng rẫy ‘cuộc chiến’ khí đốt Nga-EU, Moscow phản pháo gắt bình luận ‘sẽ phải tự đốt nhiên liệu’, Mỹ chưa suy thoái

Nga-châu Âu tiếp tục căng thẳng liên quan nguồn cung khí đốt, EU gia hạn lệnh trừng phạt Moscow, Mỹ đối mặt nguy cơ suy ...

Chuyên gia: Các lệnh trừng phạt của phương Tây không làm gián đoạn hợp tác năng lượng Nga-Trung

Chuyên gia: Các lệnh trừng phạt của phương Tây không làm gián đoạn hợp tác năng lượng Nga-Trung

Ông Tiền Phong - chuyên gia phụ trách bộ phận nghiên cứu, Viện Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nhấn ...

Trung Quốc đang làm gì để ổn định nền kinh tế?

Trung Quốc đang làm gì để ổn định nền kinh tế?

Ngày 12/9, Tân Hoa xã đưa tin, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực triển khai ...

Khó khăn ‘bao vây’ kinh tế Trung Quốc

Khó khăn ‘bao vây’ kinh tế Trung Quốc

Tăng trưởng đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao kỷ lục, thị trường bất động sản sụt giảm và các công ty đang ...

Mỹ tăng cường kiềm chế và 'bóp nghẹt' Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ

Mỹ tăng cường kiềm chế và 'bóp nghẹt' Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ

Theo các nguồn thạo tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tháng 10 tới sẽ chính thức mở rộng danh sách hạn chế ...

(theo DW)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc