Trung Quốc 'đau đầu' với mục tiêu GDP, sẽ học cách sống chung với lạm phát?

Hải An
Hai quý đầu năm 2022, Trung Quốc ghi nhận kết quả tăng trưởng kinh tế không khả quan nhưng nền kinh tế số 2 thế giới có thể làm tốt hơn trong nửa cuối năm nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Thượng Hải, Trung Quốc. Tuần qua, các ca nhiễm mới Covid-19 ở nước này đã tăng lên gần 700 mỗi ngày trong bối cảnh chính phủ vẫn theo đuổi chính sách “zero Covid”.
Nền kinh tế Trung Quốc có một khởi đầu tốt vào đầu năm 2022, cho đến khi biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 tấn công Thượng Hải vào tháng 3. Trong ảnh: Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Thượng Hải, Trung Quốc, tháng 7/2022. (Nguồn: Reuters)

Theo Channel News Asia ngày 27/7, giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc nhận định, nước này đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đáng thất vọng trong nửa đầu năm 2022. Để bù đắp sự mất mát trong tăng trưởng kể từ khi áp dụng chiến lược “Zero Covid” (Không Covid), Bắc Kinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ để kích thích nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã giảm đáng kể từ quý đầu tiên của năm 2010. Sau hơn 40 năm tăng trưởng ngoạn mục, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế Trung Quốc suy giảm một phần nào đó.

Quốc gia Đông Bắc Á ghi nhận GDP giảm dần đều đặn từ 10,6% trong năm 2010 xuống còn 6% vào năm 2019.

Một số người ở nước này cho rằng, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế là điều không thể tránh khỏi do các yếu tố cấu trúc dài hạn gây ra. Một số khác nhận định, để tránh khủng hoảng tài chính, Bắc Kinh ưu tiên giảm tỷ lệ nợ, ngay cả khi phải trả giá bằng tăng trưởng.

Tuy nhiên, trong khi thừa nhận vai trò của các vấn đề cơ cấu, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế số 2 thế giới giảm liên tục ở một mức độ lớn. Nguyên nhân được cho là nước này sớm từ bỏ chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng do nỗi lo bất ổn tài chính bị thổi phồng quá mức.

Mục tiêu ổn định tăng trưởng GDP

Theo giới phân tích, tốc độ tăng trưởng suy giảm đều đặn không chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc suy giảm. Việc thiếu quyết tâm thực hiện các chính sách ngược chu kỳ sẽ gây ra thiệt hại cho tiềm năng tăng trưởng - từ đó làm suy yếu sự ổn định tài chính của nước này.

Vào đầu năm 2022, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát. Trung Quốc tập trung triển khai những chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định tăng trưởng.

Lần đầu tiên sau nhiều năm, chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức tương đối khiêm tốn, 5,5% cho năm 2022. Nền kinh tế đã có một khởi đầu tốt vào đầu năm, cho đến khi biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 tấn công Thượng Hải vào tháng 3.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/7): Kinh tế Nga gây ngạc nhiên, EU đau đầu vì khí đốt, Mỹ mạnh tay ghìm lạm phát, Trung Quốc khó ‘ngó lơ’ Evergrande Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/7): Kinh tế Nga gây ngạc nhiên, EU đau đầu vì khí đốt, Mỹ mạnh tay ghìm lạm phát, Trung Quốc khó ‘ngó lơ’ Evergrande

Chi tiêu tiêu dùng của nước này, chỉ số được đo bằng tổng bán lẻ hàng hóa xã hội, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong 2 tháng đầu năm 2022.

Tuy nhiên, dưới tác động của Covid-19, chỉ số này đã giảm lần lượt 11,1% và 6,7% trong tháng 4 và tháng 5. Tăng trưởng đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc cũng chậm lại đáng kể.

Niềm an ủi duy nhất đến từ thương mại quốc tế. Trong tháng 5, tăng trưởng tăng xuất khẩu ghi nhận 16,9% trong khi nhập khẩu tăng 4,1%. Nhưng mô hình tăng trưởng này không bền vững như mong muốn.

Trong quý đầu tiên của năm 2022, GDP của nền kinh tế đứng đầu châu lục đạt 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này bị đánh giá là gây thất vọng. Thế nhưng, tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II thậm chí còn đáng thất vọng hơn với 0,4%.

Tuy nhiên, so với các nền kinh tế khác, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc vẫn ở mức vừa phải.

Trong tháng Năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,1%; chỉ số giá sản xuất (PPI) đạt 6,4%. Mặc dù những con số này vẫn còn đáng lo ngại, nhưng nó đã giảm một nửa so với mức đỉnh vào tháng 10/2021.

Duy trì sự độc lập của chính sách tiền tệ

Thách thức chính đối với nền kinh tế Trung Quốc là làm sao bù đắp sự sụt giảm tăng trưởng kể từ tháng 3 (khi biến thể Omicron hoành hành) và đạt được mục tiêu tăng GDP năm 2022 là 5,5%.

Bắc Kinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để kích thích nền kinh tế. Số liệu thống kê vừa được công bố cho thấy đây là những gì chính phủ đang làm.

Với nhu cầu tiêu dùng và đầu tư yếu cũng như những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt, chính phủ Trung Quốc có thể cần áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng hơn nữa. Nhưng việc thực hiện chính sách này sẽ kéo theo một loạt thách thức.

Hơn nữa, việc thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng bị hạn chế bởi đại dịch và chiến lược phòng chống dịch bệnh. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng không thể được giải quyết chỉ bằng chính sách tài khóa và tiền tệ, cho dù có mở rộng đến đâu.

Thách thức gay gắt nhất đối với nền kinh tế số 1 châu Á là làm thế nào để cân bằng giữa việc kiểm soát đại dịch Covid-19 với tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc ‘đau đầu’ với mục tiêu GDP, sẽ học cách sống chung với lạm phát cao?
Lạm phát có thể là một vấn đề với chỉ số PPI cao của Trung Quốc. (Nguồn: IC)

Trong khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tăng tốc thắt chặt tiền tệ. Việc thu hẹp lãi suất chuẩn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã dẫn đến sự gia tăng dòng vốn chảy ra ngoài và đồng Nhân dân tệ giảm giá bất chấp thặng dư tài khoản vãng lai lớn của Trung Quốc.

Bắc Kinh cần theo dõi kỹ tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ và dòng vốn xuyên biên giới. Nhưng một tỷ giá hối đoái linh hoạt và một số lượng kiểm soát vốn nhất định sẽ đủ để PBOC duy trì sự độc lập của chính sách tiền tệ và đảm bảo sự ổn định tài chính.

Đối phó lạm phát cao bằng cách nào?

Lạm phát có thể là một vấn đề với chỉ số PPI cao của Trung Quốc. Nhưng do nhu cầu tiêu dùng và đầu tư yếu, chỉ số PPI cao vẫn chưa chuyển thành lạm phát CPI.

Do xung đột ở Ukraine và việc phương Tây thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với dầu khí của Nga, giá năng lượng và lương thực có thể sẽ tăng thêm.

Là quốc gia có hoạt động sản xuất, thương mại mạnh mẽ nhất trên thế giới, các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các bộ phận và linh kiện nhập khẩu. Các sản phẩm trung gian ở Mỹ và các nước phương Tây khác có giá cả cao hơn sẽ chuyển sang chỉ số giá của Trung Quốc.

Bắc Kinh có thể cần phải học cách sống chung với tỷ lệ lạm phát cao hơn, bởi vì ưu tiên hàng đầu của chính phủ là chấm dứt xu hướng giảm dần của tăng trưởng GDP.

Mặc dù ghi nhận hiệu quả kinh tế không khả quan do tác động của đại dịch vào đầu năm 2022, Trung Quốc có thể làm tốt hơn vào nửa cuối năm 2022. Quan trọng là viễn cảnh tăng trưởng dài hạn của nước này vẫn còn sáng sủa.

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/7): Kinh tế Nga gây ngạc nhiên, EU đau đầu vì khí đốt, Mỹ mạnh tay ghìm lạm phát, Trung Quốc khó ‘ngó lơ’ Evergrande

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/7): Kinh tế Nga gây ngạc nhiên, EU đau đầu vì khí đốt, Mỹ mạnh tay ghìm lạm phát, Trung Quốc khó ‘ngó lơ’ Evergrande

Tăng trưởng toàn cầu tiếp tục chậm lại, EU quyết định giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt, kinh tế Nga tốt hơn dự báo, ...

Xung đột ở Ukraine, trừng phạt kinh tế Nga-phương Tây đang làm đau thế giới, tất cả đều bị tổn thương

Xung đột ở Ukraine, trừng phạt kinh tế Nga-phương Tây đang làm đau thế giới, tất cả đều bị tổn thương

Thế giới đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau cú sốc do đại dịch Covid-19 gây ra. Thế nhưng giờ đây, xung đột Nga-Ukraine ...

(theo Channel News Asia)

Đọc thêm

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Trong Tử vi Đẩu số, sao Thái Âm được coi là chòm sao cát tinh, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Vậy sao Thái Âm ...
Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Newcastle vs West Ham, 19h30 ngày 30/3 - Vòng 30 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Newcastle vs West Ham tại vòng 30 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 30/3.
Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Lịch cúp điện An Giang hôm nay ngày 30/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại An Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 30/3/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 -  Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; Bundesliga vòng 27 - Munich vs Dortmund

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 30/3 và sáng 31/3: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 30 - Brentford vs MU; La Liga vòng 30 - ...
XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số hôm nay 29/3. xổ số ngày 29 tháng 3

XSMN 29/3 - xổ số hôm nay 29/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/3/2024. xo so mien nam. SXMN 29/3. kết quả xổ số ngày ...
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động