Tiêu dùng - động lực tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc | |
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh trở lại |
Các dự án trên hầu hết nằm trong các lĩnh vực năng lượng, bảo vệ nguồn nước và sản xuất công nghiệp. Từ tháng 1 - 5/2017, đầu tư vào các tài sản cố định (như máy móc, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng..) tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn so với mức 9,3% trong 4 tháng đầu năm, do thị trường bất động sản đã có dấu hiệu giảm nhiệt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Theepochtimes) |
Theo báo cáo do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố, giá nhà ở Bắc Kinh trong tháng Năm vừa qua giảm 4,09%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2017 lên 6,7%, từ con số 6,6% được điều chỉnh nhích lên hồi tháng Tư, nhờ các hỗ trợ về mặt chính sách, nhất là đối với việc mở rộng tín dụng và đầu tư công. IMF dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 6,4% trong các năm 2018 - 2020.
Kinh tế Trung quốc đã tăng trưởng 6,9% trong quý I/2017, nhanh hơn dự đoán và cao hơn so với mục tiêu 6,5% mà chính phủ đề ra cho cả năm nay.
Dù nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế, song IMF khuyến nghị Trung Quốc cần đẩy nhanh các cải cách để chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững hơn.
Trung Quốc vẫn duy trì nền tảng kinh tế mạnh Phó Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Trương Cao Lệ đã khẳng định như vậy trong phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ... |
Trung Quốc vẫn “ủ” nhiều rủi ro trong nền kinh tế Năm 2017, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể hạ xuống 6,5% và tiếp tục hạ xuống còn 6,3% năm 2018. |
Kinh tế Trung Quốc vận hành ổn định trong xu hướng chậm lại Báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày mới đây đã đề cập đến những số liệu ... |