Khó lòng tưởng tượng một đường hầm xuyên núi dài 1250m nằm ở độ cao chênh vênh lại được đào thủ công bằng tay trong suốt 5 năm ròng rã.
Đó là câu chuyện hoàn toàn có thật của làng Quách Lượng, một ngôi làng nằm chênh vênh trên núi, được mệnh danh là “nơi nguy hiểm và hẻo lánh nhất” tại Trung Quốc.
Những dòng xe nối đuôi nhau đi qua đường hầm được đào bằng tay để thông thương giữa ngôi làng hẻo lánh với thế giới bên ngoài. (Tân Hoa xã) |
Làng Quách Lượng vốn nằm sâu trong dãy núi Đại Hàng, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, là nơi ở suốt hàng trăm năm qua của nhóm nhỏ những người làm nông, sống gần như tách biệt với bên ngoài. Cách duy nhất để họ tiếp xúc với thế giới là con đường mòn gồm 720 bậc đá.
Khung cảnh hùng vỹ của những dãy núi bao quanh đường hầm đào bằng tay. (Nguồn: THX) |
Để khắc phục những thiếu thốn, năm 1972, nhóm 13 người đàn ông trong làng quyết định dùng tay không đào đường hầm xuyên núi, giúp thông thương đi lại. Sau 5 năm vất vả, đường hầm mang tên làng Quách Lượng hình thành, cao 5m, rộng 4m, chiều dài 1250m.
Nhờ đường hầm mở cửa từ tháng 5/1977 đến nay, việc đi lại trở nên bớt khó khăn. Cũng vì thế ngôi làng nhỏ bắt đầu có tiếng tăm và thu hút khách du lịch. Hiện trong làng vẫn còn lưu giữ 13 bức tượng tạc hình ảnh của 13 người đàn ông đã có công đào núi làm hầm.
Đường hầm sáng đèn khi đêm xuống. (Nguồn: THX ) |
Du khách dừng chân giữa đường hầm, ghi lại khoảnh khắc hùng vỹ của núi rừng. |
Cận cảnh đường hầm xuyên núi. |