Trung Quốc 'kết thân' năng lượng Nga, cung cấp một huyết mạch kinh tế, Nord Stream 2 đã bị 'thế chân'?

Linh Chi
Trung Quốc nổi lên như một huyết mạch kinh tế của Nga vào năm ngoái, đặc biệt là thông qua thương mại năng lượng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc 'kết thân' năng lượng Nga,
Trung Quốc đã 'kết thân' năng lượng Nga trong năm 2022. (Nguồn: RIA)

Kỳ vọng vào Power of Siberia 2

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2/2022, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số nước phương Tây khác đã "mạnh tay" tung nhiều "đòn" trừng phạt với Moscow.

Dòng chảy khí đốt từ Nga sang châu Âu ngày càng chậm lại, khiến giá khí đốt không ngừng lập kỷ lục mới và đẩy các nước trong khu vực vào một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong lịch sử.

Và việc giảm cung cấp khí đốt cho châu Âu và bị các nước trong khu vực này từ chối mua than và dầu thô được cho là có thể sẽ khiến nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng - lĩnh vực chủ lực của nền kinh tế Nga - giảm sút.

Tuy nhiên, trong năm ngoái, Nga vẫn “kiếm bộn tiền” từ xuất khẩu năng lượng, do giá dầu thô và khí đốt tăng cao kể từ khi chiến tranh nổ ra, cộng thêm việc dòng chảy dầu thô của nước này đang dịch chuyển nhiều hơn về phía thị trường châu Á.

Hiện tại, Nga đang trông đợi vào một đường ống dẫn khí đốt khổng lồ mới - Power of Siberia 2 (Sức mạnh của Siberia 2) - nối Siberia với Tây Bắc Trung Quốc.

Đường ống mới này được kỳ vọng có thể đưa nhiều khí đốt hơn tới Trung Quốc và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ thay thế châu Âu tăng mua năng lượng của Moscow. Nhưng cho đến nay, Bắc Kinh vẫn tránh đưa ra một cam kết rõ ràng.

Power of Siberia 2 có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển 50 tỷ m³ khí đốt đến Trung Quốc hàng năm, tương đương với tổng công suất của đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) từ Nga đến Đức.

Vào tháng 9 năm ngoái, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak khẳng định, Power of Siberia 2 sẽ thay thế cho Nord Stream 2.

Nga-Trung Quốc: Khi các nhà lãnh đạo gọi nhau là

Nga-Trung Quốc: Khi các nhà lãnh đạo gọi nhau là 'bạn thân', khó khăn kinh tế sẽ không còn gì đáng ngại?

Tin liên quan

Thời điểm đó, ông Novak tiết lộ, Nga và Trung Quốc sẽ sớm ký thỏa thuận cung cấp 50 tỷ m³ khí đốt mỗi năm thông qua đường ống Power of Siberia 2.

Mới dây dnhất, tại cuộc gặp ngày 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2.

Tổng thống Putin tiết lộ, "tất cả các thỏa thuận đã đạt được" về dự án Power of Siberia 2. Nhưng tuyên bố chung chỉ nói rằng, hai bên sẽ nỗ lực thúc đẩy "nghiên cứu và tham vấn" về đường ống.

Nhà nghiên cứu Maria Shagina tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở Berlin nhận định, Trung Quốc "không vội ký kết bất cứ điều gì, trừ khi đề xuất thuận lợi và được định hình theo các điều khoản của Bắc Kinh".

Nga đang "đi về phía Đông"

Trước đây, Nga là nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu khí đốt của Nga đã giảm mạnh vào năm 2022, sau một loạt lệnh trừng phạt của phương Tây đối với vấn đề này.

Khi châu Âu ra sức tìm kiếm các nhà cung cấp khác, Moscow cũng "nhanh tay" tìm kiếm khách hàng thay thế và Trung Quốc là một trong số đó.

Vào năm 2022, Trung Quốc đã vượt qua Đức trở thành khách hàng mua năng lượng hàng đầu của Nga. Cụ thể, vận chuyển khí đốt của Nga tới Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia hiện tại đã đạt mức kỷ lục 15,5 tỷ m³.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch có trụ sở tại Helsinki (Phần Lan), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thanh toán tổng cộng 12,2 tỷ USD để mua than, khí đốt và dầu từ Nga trong năm 2023.

Trung Quốc 'kết thân' năng lượng Nga,
Hệ thống đường ống Power of Siberia và Power of Siberia 2 (dự kiến) chuyển khí đốt từ Nga tới Trung Quốc. (Đồ họa: CNBC)

Nhưng doanh số bán hàng sang châu Á không đáng kể so với mức 155 tỷ m³ khí đốt mà Nga xuất khẩu sang châu Âu trước chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Nhà nghiên cứu cấp cao Philip Andrews-Speed tại Viện Nghiên cứu Năng lượng của Đại học Quốc gia Singapore nhận định: “Nga đang mong muốn gửi càng nhiều khí đốt về phía Đông càng tốt".

Còn chuyên gia thị trường khí đốt Jaime Concha tại công ty phân tích ngành Energy Intelligence nhận thấy, một thỏa thuận khí đốt qua đường ống Power of Siberia 2 tiềm năng sẽ củng cố Trung Quốc như một thị trường dài hạn của Nga.

Chuyên gia Concha nhấn mạnh: "Cơ sở hạ tầng đường ống hiện tại của Nga hầu hết được cấu trúc để phục vụ cho thị trường châu Âu. Việc xây dựng một mạng lưới tương đương ở châu Á sẽ rất tốn kém và mất thời gian. Điều này cho thấy Nga có rất ít lựa chọn thay thế".

Bài học từ châu Âu

Trong khi đó, về phía Trung Quốc, không chỉ "kết thân" với năng lượng Nga, quốc gia này đã tăng cường tìm kiếm một loạt các nhà cung cấp năng lượng đa dạng.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã ký một loạt hợp đồng khí đốt dài hạn trên khắp thế giới và nổi bật nhất là một thỏa thuận 27 năm trị giá 60 tỷ USD với Qatar vào tháng 11/2022.

Tổng thống Nga trao Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Nga trao Thổ Nhĩ Kỳ 'củ cà rốt', đưa Ankara đến gần quỹ đạo Moscow, châu Âu mới là người được lợi?

Tin liên quan

Không chỉ thế, các công ty Trung Quốc cũng ký nhiều hợp đồng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn với các nhà cung cấp quốc tế.

Nhà nghiên cứu Anne-Sophie Corbeau tại Trung tâm về Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia (Mỹ) tiết lộ: “Trung Quốc là một trong số các quốc gia có danh sách dài các kho cảng tiếp nhận LNG đang được xây dựng. Bên cạnh một số kho cảng được xây dựng mới, nhiều cơ sở hiện có đang được mở rộng”.

Nhà phân tích Yan Qin tại Refinitiv cho rằng: “Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã quan sát thấy bài học từ châu Âu về sự phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu năng lượng của Nga".

“Với vị thế được củng cố trong các cuộc đàm phán năng lượng với Nga, Trung Quốc nổi lên như người chiến thắng trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Bắc Kinh được hưởng lợi khi tăng cường mua dầu, khí đốt và than được giảm giá mạnh của Nga", Nhà nghiên cứu Shagina của IISS nhận định.

Đồng thời, Trung Quốc cũng cảm nhận được hậu quả từ sự hỗn loạn trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Theo bà Yan Qin, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã đẩy giá than nhiệt tại cảng Qinhuangdao của Trung Quốc "cao gần bằng châu Âu", trong khi giá LNG tăng đã ảnh hưởng đến các nhà máy phát điện và người dân.

Bà nói: "Đường ống Power of Siberia 2 có thể tăng cường đáng kể khả năng nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc và có khả năng làm giảm nhu cầu mua LNG của đất nước này".

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc 'nóng rẫy' tại Nga, hộ gia đình cũng đang 'khử USD hóa'

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc 'nóng rẫy' tại Nga, hộ gia đình cũng đang 'khử USD hóa'

Nền kinh tế Nga - bị hạn chế bởi các mạng lưới tài chính phương Tây và đồng USD - đã chấp nhận một giải ...

Tổng thống Nga sẵn sàng giúp doanh nghiệp Trung Quốc, hé lộ kế hoạch về đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2

Tổng thống Nga sẵn sàng giúp doanh nghiệp Trung Quốc, hé lộ kế hoạch về đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẵn sàng giúp doanh nghiệp Trung Quốc thay thế các công ty phương Tây đã rời Moscow do ...

Nga-Trung Quốc: Khi các nhà lãnh đạo gọi nhau là 'bạn thân', khó khăn kinh tế sẽ không còn gì đáng ngại?

Nga-Trung Quốc: Khi các nhà lãnh đạo gọi nhau là 'bạn thân', khó khăn kinh tế sẽ không còn gì đáng ngại?

"Người bạn thân thiết" là cách Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi nhau, cùng bày tỏ sự ủng ...

Trung Quốc 'bơm' hàng tỷ USD vào kho bạc Nga, Moscow đang phụ thuộc nhiều hơn về tài chính?

Trung Quốc 'bơm' hàng tỷ USD vào kho bạc Nga, Moscow đang phụ thuộc nhiều hơn về tài chính?

Trung Quốc hiện là khách hàng lớn nhất mua dầu mỏ và khí đốt Nga, 'bơm' hàng tỷ USD vào kho bạc của Tổng thống ...

Tổng thống Nga trao Thổ Nhĩ Kỳ 'củ cà rốt', đưa Ankara đến gần quỹ đạo Moscow, châu Âu mới là người được lợi?

Tổng thống Nga trao Thổ Nhĩ Kỳ 'củ cà rốt', đưa Ankara đến gần quỹ đạo Moscow, châu Âu mới là người được lợi?

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ có thể là một trung tâm vận chuyển khí đốt của Moscow, ý ...

(theo Economic Times, AFP, Bloomberg)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC vẫn tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC vẫn tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc mới cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được ...
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Chủ tịch nước Lào thăm Nga, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Chủ tịch nước Lào thăm Nga, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024, giá cao cũng chỉ bằng nửa mốc kỷ lục, bài toán cung cầu gặp khó, đà tăng của thị trường trong nước còn mạnh

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 – 104.000 đồng/kg.
Điện Biên từng bước chuyển mình

Điện Biên từng bước chuyển mình

Những năm qua, Điện Biên đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phù hợp, linh hoạt với điều kiện thực tiễn, từng bước đạt được những kết quả nổi bật.
Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?
Trao 349 suất quà và học bổng cho con cháu chiến sĩ Điện Biên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trao 349 suất quà và học bổng cho con cháu chiến sĩ Điện Biên và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 5/5 diễn ra Lễ trao học bổng 'Thắp sáng những ước mơ' cho con thương binh liệt sĩ, cháu của các chiến sĩ Điện Biên, học sinh hoàn cảnh khó khăn.
Thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội chung của Thủ đô

Thu hút đầu tư vào các KCN Hà Nội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội chung của Thủ đô

Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với nhà đầu tư trong các KCN Hà Nội năm 2023.
Các khu công nghiệp Hà Nội: ‘Đòn bẩy’ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô

Các khu công nghiệp Hà Nội: ‘Đòn bẩy’ phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính trong KCN.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Phiên bản di động