Nhỏ Bình thường Lớn

Trung Quốc không còn là “kẻ sao chép”

Từng bị xem là “kẻ đi theo” của những ông lớn công nghệ trên thế giới, nhưng giờ đây vị thế của ngành công nghệ Trung Quốc đang dần thay đổi.
TIN LIÊN QUAN
trung quoc khong con la ke sao chep Lào, Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt nối 2 nước
trung quoc khong con la ke sao chep Quan hệ Trung - Nhật lại “dậy sóng”

Hai ứng dụng nhắn tin di động là Snapchat và Kik sử dụng mã vạch để kết nối mọi người và chia sẻ thông tin. Facebook bổ sung tính năng đặt xe và thanh toán trong Messenger. Cả Facebook và Twitter đã bắt đầu cho thực hiện tính năng video livestream. Tất cả những phần mềm xuất xứ ngoài Trung Quốc này đều có điểm chung: đó là những công nghệ được phổ biến đầu tiên tại Trung Quốc.

Trong khi đó, hai ứng dụng của Trung Quốc là WeChat và Alipay cũng đã cho phép người dùng sử dụng mã vạch để mua sắm, chuyển tiền, thậm chí gọi taxi, đặt bánh mà không cần chuyển sang ứng dụng khác.

Từ lâu, Silicon Valley được xem là thủ phủ công nghệ thế giới, nơi khai sinh mạng xã hội, iPhone và truyền bá các sản phẩm ra thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc luôn bị xem là chỉ biết đi sao chép các ý tưởng. Tuy nhiên, ở một vài khía cạnh nào đó, ngành công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là di động, lại đang đi trước Mỹ. Một số công ty công nghệ phương Tây, kể cả những ông lớn, đang “theo sát” những ý tưởng mới của doanh nghiệp Trung Quốc.

trung quoc khong con la ke sao chep
Tại Trung Quốc, điện thoại di động ngày càng được dùng nhiều vào việc thanh toán hóa đơn, đặt hàng, xem video, hẹn hò.

Ted Livingston, nhà sáng lập Kik có trụ sở tại Waterloo, Ontario (Canada) cho rằng Trung Quốc đang vượt lên phía trước. Sự chuyển hướng này cho thấy Trung Quốc đang có tiếng nói có trọng lượng hơn trên bản đồ công nghệ thế giới. Tại Trung Quốc, điện thoại di động ngày càng được dùng nhiều vào việc thanh toán hóa đơn, đặt hàng, xem video, hẹn hò. Thanh toán qua điện thoại di động ở nước này năm 2015 đã vượt Mỹ.

Tương lai của thanh toán trực tuyến có thể được tìm thấy tại các cửa hàng mỳ của Liu Zheng ở trung tâm Bắc Kinh. Liu Xiu'e, 60 tuổi và người hàng xóm của mình, Zhang Lixin, 55 tuổi, đọc thông tin về cửa hàng mỳ này trên WeChat. Sau đó, họ đã gọi món rồi thanh toán cho bữa ăn và đăng lên mạng bức ảnh hai người tự chụp ở bên ngoài nhà hàng. Mọi hoạt động đều được thực hiện trên cùng một ứng dụng. Liu Zheng cho biết việc đặt và thanh toán tự động thông qua phần mềm trên máy điện thoại cá nhân của khách hàng đồng nghĩa với việc cửa hàng mỳ của ông sẽ chỉ cần từ 1 đến 2 nhân viên phục vụ trong thời gian tới.

Nhiều chuyên gia công nghệ đã chỉ ra một số lĩnh vực mà Trung Quốc đang dẫn đầu. Trước khi xuất hiện ứng dụng hò hẹn trực tuyến Tinder, người dân Trung Quốc đã sử dụng một ứng dụng Momo để kết nối với những người độc thân ở khoảng cách gần họ.. Thậm chí trước khi Amazon đưa ra ý tưởng sử dụng máy bay không người lái vào việc giao bưu phẩm, truyền thông Trung Quốc đã nhắc tới ý tưởng tương tự của công ty vận chuyển Trung Quốc S.F. Express.

Theo ông Ben Thompson, người sáng lập công ty nghiên cứu công nghệ Stratechery, ý kiến cho rằng, Trung Quốc chỉ biết sao chép ý tưởng của Mỹ đã không còn đúng trong vài năm trở lại đây, và trong lĩnh vực điện thoại di động, xu hướng có phần ngược lại.

Các công ty như Facebook và các đối thủ nhỏ hơn như Kik đang cố gắng sao chép những gì đã xuất hiện ở Trung Quốc, chẳng hạn những nền tảng trực tuyến vượt trội để thu hút thời gian của người sử dụng ngày càng nhiều hơn. Phần lớn nỗ lực đó là tập trung vào công nghệ chat (trò chuyện trực tuyến).  "Điều thú vị của chat là nó sẽ trở thành một hệ điều hành cho cuộc sống hàng ngày của bạn," ông Livingston nói. "Chat có thể thực hiện mọi yêu cầu và đó là những gì chúng ta đang thấy với WeChat".

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang tụt hậu trong một số lĩnh vực. Hệ thống máy chủ và siêu máy tính quan trọng nhất của nước này thường dựa một phần vào công nghệ Mỹ. Các star-up (công ty khởi nghiệp) công nghệ ảo (VR) vẫn đi theo lối mòn của các đối tác nước ngoài. Google đã phát triển hơn Baidu trong công nghệ xe không người lái. Thậm chí nhiều người Trung Quốc còn chưa mua máy tính cá nhân. Hơn 600 triệu người Trung Quốc sử dụng điện thoại thông minh và coi đó là phương tiện chính của mình.

"Mỹ là quốc gia đầu tiên sử dụng thẻ tín dụng và tất cả mọi người đều có máy tính cá nhân. Nhưng Trung Quốc, nơi mà mọi người gần như làm mọi thứ từ công việc đến giải trí trên điện thoại, bây giờ lại chú trọng tới thương mại và thanh toán qua điện thoại di động và bỏ qua việc phát triển máy tính cá nhân và thẻ tín dụng", ông Thompson nói.

Bản thân các công ty Trung Quốc cũng tiếp cận Internet theo một cách khác. Các hãng công nghệ của Mỹ nhấn mạnh tới thiết kế và thao tác đơn giản trong ứng dụng của họ. Nhưng ba công ty Internet hàng đầu của Trung Quốc là Alibaba, Baidu và Tencent (công ty điều hành mạng WeChat) luôn cạnh tranh để tạo ra một ứng dụng duy nhất được tích hợp vô vàn tính năng.

Chẳng hạn trên ứng dụng Taobao của Alibaba, người sử dụng có thể mua hàng tạp hóa, mua các khoản tín dụng cho trò chơi trực tuyến, quét phiếu giảm giá và tìm những giao dịch tại các cửa hàng gần đó. Hay ứng dụng bản đồ của Baidu cho phép người dùng đặt Uber, nhà hàng hoặc khách sạn, đặt món ăn hoặc mua vé xem phim.

Bản thân công ty Tencent còn cho phép các công ty khác nghiên cứu và phát triển thêm các tính năng khác trên phần mềm WeChat của họ. WeChat hiện có gần 700 triệu thuê bao, so với hơn 600 triệu người dùng điện thoại  di động ở Trung Quốc, một phần vì có người dùng ở nước ngoài và phần khác là một số người sở hữu nhiều tài khoản WeChat.

"Trung Quốc có khả năng phát triển nhiều mô hình kinh doanh sáng tạo", bà Chang, người có nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ cho biết. "Dù có thừa nhận điều này hay không, sự phát triển của ngành công nghệ của Trung Quốc ít nhiều sẽ tác động đến suy nghĩ của chúng ta".

trung quoc khong con la ke sao chep Trung Quốc theo đuổi chính sách cởi mở với Philippines

Quan điểm trên được Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, khẳng định ngày 10/8.

trung quoc khong con la ke sao chep Nhà đầu tư Nhật có thể “đổ” 500 tỉ USD vào bất động sản

JLL ước tính, những nhà đầu tư lớn nhất tại Nhật Bản có thể đầu tư trực tiếp hơn 500 tỷ USD vào bất động ...

trung quoc khong con la ke sao chep Bấp bênh quan hệ Anh-Trung Quốc

Việc Anh quyết định tạm hoãn dự án điện hạt nhân Hinkley Point, trị giá 18 tỷ Bảng và có vốn đầu tư Trung Quốc, ...

Lê Minh (theo NYT)