Trung Quốc có sức hấp dẫn như một điểm đến đầu tư hàng đầu. (Nguồn: Bloomberg) |
Khi năm 2024 sắp kết thúc, một quyết định đầu tư mang tính bước ngoặt gần đây của “gã khổng lồ” dược phẩm Pháp Sanofi đã nổi lên như một minh chứng thuyết phục cho niềm tin nhất quán của các nhà đầu tư toàn cầu vào thị trường Trung Quốc.
Đầu tháng 12/2024, công ty dược phẩm này đã công bố kế hoạch đầu tư gần 1 tỷ euro (khoảng 1,04 tỷ USD) để thành lập một cơ sở sản xuất insulin mới ở Bắc Kinh (Trung Quốc).
Đây sẽ là khoản đầu tư lớn nhất của Sanofi tại đất nước tỷ dân kể từ khi gia nhập thị trường này vào năm 1982.
Sanofi không phải là trường hợp duy nhất tăng cường đầu tư tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tin liên quan |
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng |
Điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong giai đoạn tháng 1-11/2024, kỷ lục 52.379 công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại đất nước, tăng 8,9% so với năm trước. Riêng tháng 11/2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đại lục trên thực tế đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dòng vốn đầu tư này là sự chứng minh cho sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như một điểm đến đầu tư hàng đầu.
Một yếu tố quan trọng cho phép Trung Quốc duy trì sức hút đối với đầu tư toàn cầu đó là hệ thống công nghiệp của Trung Quốc, toàn diện nhất trên quy mô toàn cầu và mang lại lợi thế chuỗi cung ứng khá lớn.
Lợi thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc dành cho các nhà đầu tư nước ngoài mang đến cơ hội tăng trưởng to lớn. Cùng với thị trường tiêu dùng rộng lớn 1,4 tỷ dân, quốc gia này vẫn là điểm đến quan trọng đối với các nhà đầu tư toàn cầu.
Ông Michael Hart, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho rằng, có hai lý do các công ty nước ngoài sẽ không rời khỏi thị trường Trung Quốc.
Thứ nhất, các công ty đã đầu tư vào chuỗi cung ứng và xây dựng chúng cùng với những nhà cung cấp của mình.
Thứ hai, họ không có thị trường thay thế nhanh chóng và dễ dàng.
Nâng mức độ mở cửa lên một tầm cao mới
Khi Trung Quốc theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới, vị thế của đất nước này trên bản đồ đổi mới toàn cầu tiếp tục tăng lên.
Chỉ số Đổi mới Toàn cầu năm 2024, do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới công bố, xếp Trung Quốc thứ 11 trong số các nền kinh tế đổi mới nhất thế giới, tăng một bậc so với năm trước. Điều này giúp đất nước tỷ dân trở thành một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong thập niên qua.
Để cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng tốt hơn những lợi thế của mình về chuỗi cung ứng, thị trường và đổi mới, Trung Quốc đã có những bước tiến trong việc tiếp tục mở cửa trong năm nay.
Trong suốt năm 2024, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp quan trọng được thiết kế để thúc đẩy một môi trường hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Các biện pháp này bao gồm từ việc mở rộng quyền tiếp cận những ngành công nghiệp quan trọng đến việc khởi xướng các chương trình thí điểm tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài.
Ngoài các động lực tăng trưởng truyền thống như sản xuất, Bắc Kinh đang mở rộng những nỗ lực mở cửa sang lĩnh vực dịch vụ.
Trong bối cảnh năm 2025 đến gần, Trung Quốc đang đặt mục tiêu nâng cao mức độ mở cửa lên một tầm cao mới, dựa trên những nỗ lực cải cách hàng thập kỷ nhằm tăng cường mở cửa thị trường.
Tại Hội nghị Công tác kinh tế Trung ương Trung Quốc (11-12/12), Trung Quốc đã xác định mục tiêu hàng đầu trong năm 2025 là đẩy mạnh nâng cao tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư, mở rộng toàn diện nhu cầu trong nước.
Giới phân tích nhận định, việc đặt thứ tự các nhiệm vụ kinh tế cần triển khai trong năm 2025 có sự khác biệt so với năm trước. Hơn thế, ngôn từ sử dụng từ “mở rộng nhu cầu trong nước” thành “mở rộng nhu cầu trong nước toàn diện” đã làm nổi bật tầm quan trọng của việc mở rộng nhu cầu trong nước trong năm 2025.
| Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới Ngày 26/12, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) phối hợp Viện Kinh tế, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ... |
| Thái Lan 'gật đầu' với BRICS, hy vọng là thành viên chính thức trong tương lai Ngày 26/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Nikorndej Balankura thông báo, nước này chấp nhận lời mời gia nhập Nhóm các nền ... |
| Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN ... |
| Lần đầu tiên sau 7 năm, nền kinh tế Nhật Bản làm được điều này Ngày 26/12, chính phủ Nhật Bản thông báo GDP của quốc gia này trong năm 2025 có thể đạt mức tối đa. |
| Đáng sợ hơn cả suy thoái, kinh tế Nga có thể đối mặt với điều gì? Các nhà kinh tế nói với Business Insider rằng, kinh tế Nga không sụp đổ nhưng nước này sẽ phải đối mặt với tình hình ... |