Trung Quốc tiến vào ‘sân sau’ của Mỹ, thách thức mở rộng tầm ảnh hưởng, Washington có lo lắng?

Minh Anh
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã thâm nhập vào Nam Mỹ và Caribbean - khu vực mà sức mạnh của Mỹ từng không có nguy cơ bị thách thức. Bắc Kinh muốn thế chân Washington trở thành quốc gia lãnh đạo tại khu vực "sân sau" này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc toan tính mở rộng tầm ảnh hưởng, không ngại tiến vào ‘sân sau’ của Mỹ, Washington phải lo lắng?
Trung Quốc toan tính mở rộng tầm ảnh hưởng, không ngại tiến vào ‘sân sau’ của Mỹ, Washington phải lo lắng? (Nguồn: asiapowerwatch)

Phát biểu trong một phiên điều trần trước Quốc hội, hồi đầu tháng Ba, Tướng Laura Richardson - người đứng đầu Bộ Tư lệnh miền Nam nước Mỹ đã đưa cảnh báo rằng, các hành động của Trung Quốc ở Nam Mỹ đang gây ra mối đe dọa đối với sự an toàn của nước này.

Theo Tướng Richardson, Bắc Kinh đang tiến bước không ngừng để thay thế Mỹ trở thành quốc gia lãnh đạo trong khu vực Mỹ Latinh và Caribbean.

Thách thức ngay "sau lưng" Mỹ

Trên thực tế, dù sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực đã tăng lên đáng kể trong thập niên qua, nhưng chưa có khả năng Bắc Kinh sẽ thay thế Mỹ trở thành cường quốc chính trị, kinh tế và quân sự thống trị ở Mỹ Latinh trong tương lai gần.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã thâm nhập vào Nam Mỹ và Caribbean - khu vực mà sức mạnh của Mỹ từng không có nguy cơ bị thách thức.

Từ cuối những năm 1990, mối quan tâm của Trung Quốc đối với Nam Mỹ và Caribbean bắt đầu gia tăng, thậm chí bùng nổ theo từng năm. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng có, Bắc Kinh tìm kiếm dầu mỏ và các nguyên liệu thô khác trên toàn cầu. Năm 2000, thương mại của quốc gia châu Á với khu vực này mới chỉ đạt tổng cộng 12 tỷ USD, nhưng con số này đã lên tới 314,8 tỷ USD vào năm 2021.

Năm 2023, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của 9 quốc gia trong khu vực là Argentina, Brazil, Bolivia, Cuba, Chile, Peru, Paraguay, Uruguay và Venezuela.

Lâu nay, Mỹ Latinh và Caribbean vẫn được coi như “sân sau của Mỹ”, nên dù tăng trưởng thương mại giữa Trung Quốc và khu vực rất ấn tượng, Washington vẫn là đối tác thương mại lớn nhất tại đây. Năm 2020, thương mại của Mỹ với khu vực này là 758,2 tỷ USD, lớn hơn gấp đôi Trung Quốc, tuy nhiên, 71% giao dịch này là với Mexico.

Năm 2021, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Mỹ Latinh và Caribe đạt tổng cộng 130 tỷ USD. Trước đại dịch Covid-19, Trung Quốc là bên cho vay lớn nhất trong khu vực. Các ngân hàng phát triển của nước này đã phát hành khoản vay trị giá 66,5 tỷ USD - chủ yếu dành cho các dự án cơ sở hạ tầng, giúp các công ty của Trung Quốc tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Một phần nhỏ của các khoản vay này được cung cấp theo Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI).

Washington đã phải lo ngại?

Dù dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trong khu vực đã tăng lên đáng kể, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn là những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, chiếm lần lượt 36% và 34% tổng vốn đầu tư.

Dường như chưa được thời gian ủng hộ, khi Trung Quốc phải đối mặt với suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19, cũng là lúc các khoản cho vay của nước này tại khu vực trở nên hạn chế. Và khi các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh rơi vào khủng hoảng tài chính, các tổ chức phương Tây như Quỹ Tiền tệ quốc tế mới chính là nơi cung cấp phần lớn các khoản vay để khu vực điều chỉnh cơ cấu, chứ không phải Trung Quốc.

Cùng với khả năng mang lại lợi ích kinh tế của Trung Quốc tới khu vực này còn “khiêm tốn”, dẫn đến những ảnh hưởng về chính trị và ngoại giao cũng trở nên không rõ ràng. Chẳng hạn, dù Bắc Kinh đã là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil trong hơn một thập niên, thì đôi khi vẫn tồn tại những tranh cãi nhất định về vai trò của nền kinh tế này trong cả chính phủ cánh tả và cánh hữu của Brasília.

Hay tại Panama, sau áp lực không ngừng của Mỹ, một số hợp đồng cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD ban đầu được trao cho các công ty Trung Quốc đã bị hủy bỏ và chuyển lại cho các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Tướng Richardson cũng cảnh báo về việc Trung Quốc đã tăng cường hỗ trợ cho các chế độ đối lập với Mỹ trong khu vực, bao gồm Venezuela, Cuba và Nicaragua. Nhưng trên thực tế, ngoại trừ Venezuela, đầu tư và thương mại của Trung Quốc với các quốc gia này đều rất nhỏ, so với sự hiện diện của họ ở hầu hết các quốc gia khác trong khu vực.

Trong trường hợp của Cuba và Nicaragua, đối với Trung Quốc, tình hình kinh tế và lệnh trừng phạt của Mỹ khiến các nền kinh tế này kém hấp dẫn hơn so với các đối tác khác trong khu vực.

Tất nhiên, nếu so về quốc phòng và an ninh, Mỹ vẫn đang "chắc chân" với hàng chục căn cứ và các cơ sở khác, đồng thời chắc chắn là người bảo đảm an ninh cuối cùng cho khu vực. Tuy nhiên, những thách thức trên mặt trận kinh tế đều đang gia tăng.

Hiện tại, tại khu vực này, vẫn không có cường quốc nào khác - kể cả Liên bang Nga - có thể thách thức sự thống trị về kinh tế của Mỹ. Ngoài Cuba, thương mại và viện trợ của Nga cho khu vực là không đáng kể và ảnh hưởng ngoại giao còn bị hạn chế.

Vấn đề là, trong khi hầu hết các quốc gia trong khu vực muốn duy trì quan hệ chặt chẽ với Mỹ, họ cũng mong muốn được hưởng lợi từ các dòng đầu tư và thương mại khổng lồ của Trung Quốc.

Trước đại dịch, tổng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh đã đạt 314,8 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của quốc gia Đông Bắc Á vào khu vực này khoảng 130 tỷ USD và khoản cho vay phát triển ròng của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc là khoảng 66,5 tỷ USD.

Lấy năm 2000 làm cơ sở, các số liệu trong cả ba loại đầu tư trên đã tăng theo cấp số nhân.

Tuy nhiên, khi dòng vốn FDI và thương mại giảm nhẹ trong đại dịch, hoạt động cho vay phát triển của Trung Quốc dành cho khu vực này đã giảm xuống 0% vào năm 2020. Với hai năm hoạt động ở Mỹ Latinh và Caribe, BRI chỉ chiếm vài triệu USD trong số 43,5 tỷ USD được các ngân hàng chính sách Trung Quốc giải ngân từ năm 2015 đến 2019.

Giới phân tích nhận định rằng, dù sự hiện diện của Trung Quốc và tầm quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày càng tăng ở phía Nam bán cầu, nhưng để Bắc Kinh có thể nhanh chóng xây dựng hình ảnh và sự hiện diện mạnh mẽ như vậy ở Mỹ Latinh và Caribe phần lớn là do Mỹ đã bỏ bê khu vực này.

Vì vậy, giờ đây, Mỹ không còn có thể coi khu vực này hiển nhiên là “sân sau" vững vàng của mình. Có lẽ đã đến lúc, Washington nên bắt đầu coi Mỹ Latinh là "sân trước".

Giá cà phê hôm nay 15/6/2023: Giá cà phê đồng loạt trở lại 'màu xanh', tồn kho xuống mức báo động, Fed giữ nguyên lãi suất

Giá cà phê hôm nay 15/6/2023: Giá cà phê đồng loạt trở lại 'màu xanh', tồn kho xuống mức báo động, Fed giữ nguyên lãi suất

Kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày 13-14/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ nguyên lãi suất ở mức 5-5,25%, nhưng ...

Giá vàng hôm nay 14/6/2023: Giá vàng vẫn đợi chất xúc tác để 'lấp lánh', nhu cầu vàng của Trung Quốc giảm vì sao?

Giá vàng hôm nay 14/6/2023: Giá vàng vẫn đợi chất xúc tác để 'lấp lánh', nhu cầu vàng của Trung Quốc giảm vì sao?

Giá vàng hôm nay 14/6/2023 sẽ có biến động lớn, sau khi Chỉ số PCI tháng 5/2023 của nền kinh tế Mỹ được công bố ...

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan không ngại kinh tế bết bát nhờ ‘cuộc hôn nhân thực dụng’

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan không ngại kinh tế bết bát nhờ ‘cuộc hôn nhân thực dụng’

Giới quan sát bình luận, trong những thành công mới nhất của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có “bóng dáng” mối quan hệ tốt đẹp ...

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

“Luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết! là cách mà các cán bộ thuộc ...

Xung đột Nga-Ukraine: Chiến thắng đầu tiên, doanh nghiệp phương Tây kiếm bộn tiền, ngày ngày ‘nuôi’ ngân quỹ Moscow

Xung đột Nga-Ukraine: Chiến thắng đầu tiên, doanh nghiệp phương Tây kiếm bộn tiền, ngày ngày ‘nuôi’ ngân quỹ Moscow

Các công ty phương Tây đã kiếm được lợi nhuận kỷ lục trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, còn Moscow đã thu được hàng tỷ USD ...

(theo eastasiaforum.org)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

XSMB 22/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 22/5/2024. dự đoán XSMB 22/5/2024

XSMB 22/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 22/5/2024. dự đoán XSMB 22/5/2024

XSMB 22/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 22/5/2024. KQXSMB thứ 4. SXMB 22/5. xổ số hôm nay 22/5. dự đoán XSMB hôm nay. xổ ...
XSMT 22/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 22/5/2024. SXMT 22/5/2024

XSMT 22/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 22/5/2024. SXMT 22/5/2024

XSMT 22/5 - xổ số hôm nay 22/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 4 ngày 22/5/2024. KQXSMT thứ 4. SXMT 22/5. dự đoán XSMT ...
XSMN 22/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 22/5/2024. xổ số hôm nay 22/5

XSMN 22/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 22/5/2024. xổ số hôm nay 22/5

XSMN 22/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 22/5/2024. KQXSMN thứ 4. SXMN 22/5. xổ số hôm nay 22/5. kết quả xổ số ngày 22 ...
'Gã khổng lồ' khí đốt Gazprom 'gặp nguy', Nga có hành động bất ngờ

'Gã khổng lồ' khí đốt Gazprom 'gặp nguy', Nga có hành động bất ngờ

Chính phủ Nga công bố trên website rằng, 'gã khổng lồ' khí đốt Gazprom không chi trả cổ tức cho năm 2023.
Jennie BlackPink chuyển đến sống tại khu biệt thự đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc, làm hàng xóm của thành viên BTS, Big Bang

Jennie BlackPink chuyển đến sống tại khu biệt thự đắt đỏ bậc nhất Hàn Quốc, làm hàng xóm của thành viên BTS, Big Bang

Jennie nhóm nhạc BlackPink đã chuyển đến UN Village, khu biệt thự cao cấp ở Hannam-dong, nơi có mức sống đắt đỏ nhất Seoul, Hàn Quốc.
Tôn vinh tinh thần hiếu đạo và truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội

Tôn vinh tinh thần hiếu đạo và truyền thống văn hóa nhân văn trong xã hội

Chương trình Vu Lan - Đạo hiếu & dân tộc tiếp tục được tổ chức với mục đích lan tỏa tinh thần hiếu đạo, phát huy truyền thống văn hóa ...
Đấu thầu thành công 7.900 lượng vàng, giá trúng thầu cao nhất bao nhiêu?

Đấu thầu thành công 7.900 lượng vàng, giá trúng thầu cao nhất bao nhiêu?

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu thành công 79 lô tương đương 7.900 lượng vàng với tổng số thành viên trúng thầu là 9 thành viên.
Giá cà phê hôm nay 21/5/2024: Giá cà phê khó giảm sâu, nguồn robusta thiếu hụt có giúp thị trường trở về đỉnh cũ?

Giá cà phê hôm nay 21/5/2024: Giá cà phê khó giảm sâu, nguồn robusta thiếu hụt có giúp thị trường trở về đỉnh cũ?

Giá cà phê hôm nay 21/5/2024: Giá cà phê khó giảm sâu, nguồn robusta thiếu hụt có giúp thị trường trở về đỉnh cũ?
Việt Nam lần thứ 4 đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN

Việt Nam lần thứ 4 đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN

Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày, thảo luận 12 nội dung thuộc chương trình nghị sự.
Giá heo hơi hôm nay 21/5: Giá heo hơi giữ nhịp tăng đều đặn, sức mua thịt heo tươi giảm đến 15%

Giá heo hơi hôm nay 21/5: Giá heo hơi giữ nhịp tăng đều đặn, sức mua thịt heo tươi giảm đến 15%

Giá heo hơi hôm nay 21/5 ở khu vực miền Nam cũng tiếp đà tăng theo xu hướng chung của thị trường, trong khoảng 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 21/5/2024, giá cao kỷ lục nhiều năm có thể kích thích ‘bung hàng’, thị trường đạt ‘bão hòa’, khả năng điều chỉnh

Giá tiêu hôm nay 21/5/2024, giá cao kỷ lục nhiều năm có thể kích thích ‘bung hàng’, thị trường đạt ‘bão hòa’, khả năng điều chỉnh

Giá tiêu hôm nay 21/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 110.000 - 111.000 đồng/kg.
Gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng mạnh nhờ EVFTA, ‘cơ hội vàng’ chinh phục thị trường cao cấp

Gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng mạnh nhờ EVFTA, ‘cơ hội vàng’ chinh phục thị trường cao cấp

Việc EU cam kết tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm theo Hiệp định EVFTA có thể giúp Việt Nam xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào khối mỗi năm.
Bất động sản mới nhất: Lý do giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng chậm, ‘đỏ mắt’ chờ dự án ở Hà Nội, làm gì khi đã ‘chấm’ shophouse?

Bất động sản mới nhất: Lý do giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng chậm, ‘đỏ mắt’ chờ dự án ở Hà Nội, làm gì khi đã ‘chấm’ shophouse?

Bộ Xây dựng nói về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được 0,5%, thị trường Khánh Hòa khởi sắc… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Rất khó dò đáy hay đỉnh giá chung cư, 20 dự án cần gỡ vướng pháp lý, Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD

Bất động sản mới nhất: Rất khó dò đáy hay đỉnh giá chung cư, 20 dự án cần gỡ vướng pháp lý, Hà Nội tìm chủ đầu tư khu đô thị tỷ USD

Giá chung cư giảm, có nên xuống tiền ‘chốt hạ’? TP. Hồ Chí Minh có 20 dự án cần gỡ vướng pháp lý… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Quy định về chứng chỉ hành nghề môi giới, chung cư Hà Nội đột ngột ‘cắt sóng’, lý giải việc giá đất nền lệch pha

Bất động sản mới nhất: Quy định về chứng chỉ hành nghề môi giới, chung cư Hà Nội đột ngột ‘cắt sóng’, lý giải việc giá đất nền lệch pha

Một số điểm mới về môi giới theo Luật Kinh doanh bất động sản, chung cư Hà Nội tạo mặt bằng giá mới… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài nhận định về thị trường condotel Phú Quốc sau giai đoạn tăng trưởng nóng

Nhà đầu tư nước ngoài nhận định về thị trường condotel Phú Quốc sau giai đoạn tăng trưởng nóng

Giám đốc Savills Hotels khu vực châu Á-Thái Bình Dương Gasparotti chia sẻ về thị trường condotel tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Phú Quốc.
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/5: Fed ngập ngừng chuyện tăng lãi suất, USD đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/5: Fed ngập ngừng chuyện tăng lãi suất, USD đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/5 đồng USD tăng khi các nhà đầu tư chờ đợi manh mối tiếp theo về lộ trình lãi suất của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/5: Euro tăng vượt qua ngưỡng kháng cự rồi lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/5: Euro tăng vượt qua ngưỡng kháng cự rồi lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/5 ghi nhận đồng Euro đã tăng vượt qua ngưỡng kháng cự 1,0850 sau đó quay đầu giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/5: USD 'vùng lên', Yen Nhật đã giảm khoảng 9,5%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/5: USD 'vùng lên', Yen Nhật đã giảm khoảng 9,5%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/5 ghi nhận đồng USD tăng sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, giá nhập khẩu của Mỹ tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/5: USD chạm mức thấp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/5: USD chạm mức thấp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/5 ghi nhận đồng USD sụt giảm so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5: Bảng Anh tăng nhẹ, Yen Nhật vẫn 'cắm đầu' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5: Bảng Anh tăng nhẹ, Yen Nhật vẫn 'cắm đầu' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/5 ghi nhận USD quay đầu giảm, Yen vẫn trượt giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5: Chờ tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lép vế' so với rổ tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5: Chờ tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lép vế' so với rổ tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/5 ghi nhận đồng USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động