📞

Trung Quốc và cuộc khuếch trương sức mạnh mềm

15:58 | 16/09/2008
Trung Quốc trỗi dậy - đó là một thực tế không thể phủ nhận. Cùng với sự trỗi dậy ấy, sức mạnh mềm của Trung Quốc cũng đang được mở rộng và khuếch trương, nhất là trong bối cảnh sức mạnh cứng truyền thống không còn nhiều không gian và điều kiện sử dụng.

Lý thuyết mới về sức mạnh mềm và suy nghĩ truyền thống của Trung Quốc

Năm 1990, GS. Joseph Nye đưa ra khái niệm sức mạnh mềm, theo đó nhấn mạnh việc sử dụng nguồn lực văn hoá như một nguồn sức mạnh bổ sung, thậm chí quan trọng hơn sức mạnh quân sự và kinh tế. Gs. Joseph Nye viết: “Khái niệm cơ bản của sức mạnh là khả năng gây ảnh hưởng tới người khác khiến họ làm điều mà bạn muốn. Có 3 cách chủ đạo để làm điều đó: đe doạ họ với cây gậy; hai là trả tiền cho họ với củ cà rốt và ba là thu hút họ hoặc hợp tác với họ để họ muốn điều bạn muốn. Nếu bạn có thể hấp dẫn người khác khiến họ muốn điều bạn muốn, bạn sẽ phải trả một khoản ít hơn nhiều so với cà rốt và cây gậy”.

Ví dụ của những điều gây hấp dẫn gồm các giá trị thông thường, truyền thông, thực hiện doanh thương, giáo dục và ngôn ngữ.

Một ví dụ rõ ràng trong thời kỳ trước là Xô viết và Mỹ muốn giành được “trái tim và khối óc” của châu Âu và các nước đang phát triển. Một ví dụ điển hình của hành động của Mỹ trong chiến tranh Lạnh chương trình quảng bá cho tự do văn hoá đầy tai tiếng được CIA hỗ trợ từ 1950 đến 1967, và gợi ý hiện nay về việc đầu tư cho việc cấp học bổng cho giới trẻ Iran qua Mỹ học.

Dù chưa biết liệu nên ủng hộ hay phản đối sáng kiến này,nhưng rõ ràng là nó tốt hơn việc sử dụng quân sự, và có vẻ không giống với việc sẽ mang lại mối đe doạ nào. Chủ đề này vẫn còn nhiều thảo luận trên internet.

Bài viết của Gs. Nye minh chứng bằng thực tế lịch sử trước đó, không nghi ngờ về giá trị tuyên truyền của đế chế Roman, cũng như của Mỹ, có thể là một ví dụ nghiên cứu điển hình.

Có thể có tranh luận về việc ở Trung Quốc, khái niệm sức mạnh mềm đã từ lâu là một bộ phận trong mưu lược trong hàng ngàn năm của nước này. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra mưu lược và kế hoạch dài hạn đã được đưa ra một cách nhẹ nhàng trong binh pháp Tôn tử, vào khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên.  

Những mưu lược không được duy trì trong tháp ngà của lý thuyết quân sự, nhưng được hình thành như một bộ phận của tài trị nước, một chiến lược thống nhất làm xáo trộn những người được xem là kẻ thù, phá vỡ sự cân bằng của họ và hy vọng rằng một chiến thắng mà không cần phải tấn công. Do đó, nhiều chiến lược đã trở thành một phần di sản truyền thống của Trung Quốc, truyền qua các câu chuyện, tiểu thuyết, và bây giờ là các bộ phim, chương trình truyền hình phổ biến.

Đạo Khổng là cơ sở nền tảng của văn hoá Trung Quốc, đã và đang lan rộng ra khu vực.