TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc tăng cường tự chủ kinh tế để đối phó với 'kịch bản tồi tệ nhất' | |
Trung Quốc vẫn cần các biện pháp kích thích kinh tế |
Trung Quốc đang phải đối mặt với những “cơn gió bất lợi” từ bên ngoài, bao gồm suy thoái kinh tế toàn cầu, sự gián đoạn trong thương mại và đầu tư quốc tế, chủ nghĩa dân tộc và bảo hộ gia tăng. (Nguồn: Getty Images) |
Giám đốc Văn phòng nghiên cứu Quốc vụ viện Huang Souhong, người dẫn đầu nhóm dự thảo Báo cáo chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định rằng, Chính phủ Trung Quốc sẽ lập tức cải thiện gói chính sách để ứng phó với những biến động kinh tế không thể lường trước.
Ông Huang Souhong cũng cho biết thêm, nhiều chi tiết về nỗ lực cứu trợ đã không được Lý Khắc Cường công bố do bị hạn chế về thời gian; trên thực tế, Trung Quốc vẫn còn đạn dược và không gian để triển khai các chiến thuật tiếp theo.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thụy Sỹ (UBS) cho biết, sẽ không thay đổi mức dự báo tăng trưởng 1,5% cho nền kinh tế Trung Quốc do tăng trưởng trong khoảng thời gian từ tháng 4-7 sẽ cải thiện hơn so với 3 tháng đầu năm, nhưng vẫn sẽ tăng trưởng âm.
Theo ước tính của UBS, gói cứu trợ tài chính của Trung Quốc có giá trị 4,8 nghìn tỷ NDT (672,4 tỷ USD), tương đương với 4,8% GDP. Trong khi đó, Ngân hàng Standard Charted cũng giữ nguyên dự báo về mức tăng trưởng 2,5% của kinh tế Trung Quốc.
Nhà kinh tế Shen Jianguang thuộc công ty JD Digits cho rằng, năng lực kinh tế của Trung Quốc trong quý II sẽ là yếu tố quyết định việc ông có thay đổi dự báo cho năm 2020 hay không. Ông Shen Jianguang tỏ ra hoài nghi về việc tỷ lệ tăng trưởng quý II có thể đạt từ 1-2%, do thời gian qua, tuy sản xuất đã được khôi phục khá tốt nhưng sự khôi phục của lượng cầu vẫn còn chậm và đây là vấn đề chính.
Hao Zhou, nhà kinh tế học thuộc Ngân hàng Commerzbank đưa ra ước tính rằng, kế hoạch của chính phủ sẽ tương đương với việc bổ sung chi tiêu 3,15 nghìn tỷ NDT, và chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả năm lên chưa đến 4%. Điều này theo ông Hao Zhou là không đủ để bù đắp lại sự tăng trưởng âm 6,8% trong quý I và khó có thể hy vọng vào sự hồi phục theo biểu đồ hình chữ V kể từ quý II.
Bên cạnh đó, ông Zhou cũng cho rằng, có thể Trung Quốc vẫn đang giữ các biện pháp để chờ cho tới cuộc họp Bộ Chính trị diễn ra vào giữa năm, đặc biệt là để phòng trường hợp quan hệ Mỹ-Trung trở nên trầm trọng hơn và tạo thêm áp lực cho kinh tế Trung Quốc.
Hiện nay, nhiều bên dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng từ 1,5-2,5% trong năm 2020, trong đó số liệu trong quý II/2020 sẽ có vai trò quan trọng cho việc dự báo tăng trưởng cho cả năm.
| Hậu Covid-19, Trung Quốc lần đầu bỏ qua mục tiêu GDP, cam kết chi tiêu nhiều hơn TGVN. Trung Quốc đã kiềm chế việc đặt mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020 và cam kết đẩy mạnh ... |
| Hậu Covid-19, Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng thất nghiệp TGVN. Sau khi khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng âm vào quý I/2020, Covid-19 lại tiếp tục “gây khó” cho thị trường lao động ... |
| Tái khởi động nền kinh tế Trung Quốc bằng cách phát tiền mặt cho người dân? TGVN. Sẽ không dễ dàng tái khởi động một nền kinh tế khi dịch bệnh đang làm giảm nhu cầu hàng hoá và dịch vụ trên ... |