Cảng Lobito là một phần của dự án mang tên 'Hành lang Lobito', dự án mà Tổng thống Mỹ Joe Biden miêu tả là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Washington vào lĩnh vực đường sắt tại châu Phi. (Nguồn: Africa Ports) |
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Biden đến châu Phi trên cương vị Tổng thống Mỹ, diễn ra trước khi nhà lãnh đạo kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2025, thể hiện nỗ lực của Washington nhằm duy trì ảnh hưởng ở châu lục này.
Tin liên quan |
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng |
Trong chuyến thăm, ông Biden sẽ thảo luận với lãnh đạo nước chủ nhà các vấn đề hòa bình và an ninh.
Đáng chú ý, theo hãng tin AFP, chuyến công du của Tổng thống Biden sẽ tập trung vào một dự án đa quốc gia quy mô lớn nhằm cải tạo tuyến đường sắt dài 1.300 km kết nối các quốc gia giàu khoáng sản của lục địa này với cảng Lobito của Angola.
Nằm bên bờ Đại Tây Dương, Lobito là cảng sầm uất thứ hai của quốc gia Trung Phi này. Angola cũng là nền kinh tế lớn thứ 8 ở châu lục xét theo quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Cảng Lobito là một phần của dự án mang tên "Hành lang Lobito", dự án cơ sở hạ tầng mà Tổng thống Biden miêu tả là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ đổ vào lĩnh vực đường sắt tại châu Phi.
Hàng lang này phục vụ hoạt động vận chuyển các nguồn tài nguyên quan trọng, gồm đồng và coban, từ các mỏ ở CHDC Congo và Zambia đến cảng Lobito để xuất khẩu đến thị trường trên khắp thế giới. Vì vậy, Hành lang Lobito được coi là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Giám đốc Chương trình châu Phi của Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh Alex Vines cho rằng, Mỹ đang coi Angola là một cường quốc tầm trung mới nổi ở châu Phi và hướng đến việc tăng cường quan hệ đối tác với quốc gia này.
Theo số liệu năm 2022 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Angola là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai ở châu Phi, xuất khẩu dầu mỏ chiếm tới 90% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu của nước này.
Về phần mình, Angola chủ trương đa dạng hóa các quan hệ đối tác quốc tế cũng như tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vì vậy, việc Mỹ tăng cường đầu tư vào Angola có ý nghĩa quan trọng.
Trung Quốc cũng đang tăng cường đầu tư tại châu Phi, trong đó có các vốn rót vào các khu mỏ ở CHDC Congo và Zambia.
| Tin thế giới 30/9: Nga cảnh báo Israel hậu quả 'không thể tưởng tượng', một nước NATO hứng thú gia nhập BRICS, Lebanon sẽ bầu tổng thống Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày. |
| Tân Tổng thư ký NATO nhậm chức: Ngồi 'ghế nóng' giữa lúc chính quyền Mỹ sắp thay đổi, xung đột Nga-Ukraine chưa có 'lời giải' Ngày 1/10, lễ chuyển giao quyền lực của người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ ông Jens Stoltenberg cho ... |
| Mỹ ủng hộ việc châu Phi có 2 ghế thường trực ở HĐBA Mỹ sẽ công bố việc ủng hộ thành lập 2 ghế ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ... |
| Tổng thống Joe Biden giữ lời hứa về một ‘việc lớn’ trước khi mãn nhiệm Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thực hiện chuyến thăm lần đầu tiên tới châu Phi, như ông từng hứa tại Hội nghị thượng đỉnh ... |
| Tổng thư ký NATO xem nhẹ cảnh báo hạt nhân của Nga, Ukraine thừa nhận 'rất rất khó khăn' ở tiền tuyến Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, không nên dừng việc cung cấp thêm viện trợ ... |