Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gửi lời chúc mừng và tri ân sâu sắc đến các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đồng thời ghi nhận những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới giáo dục, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đại học. Những đổi mới này gắn liền với việc tăng cường tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động cũng như đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục đại học và các ngành đào tạo của Việt Nam đạt được thứ hạng cao trong khu vực và quốc tế.
Từ đó, Tổng Bí thư tin tưởng, “Với một đất nước, một dân tộc có truyền thống hiếu học, quý trọng hiền tài, đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hi sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo".
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong buổi lễ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội sáng ngày 18/11. |
Trong khuôn khổ chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vì những đóng góp trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đây là phần thưởng cao quý dành cho những nỗ lực miệt mài không ngừng nghỉ của tập thể thầy và trò Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN).
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN). |
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1974, đã vững bước qua một chặng hành trình dài đầy tự hào với nhiều dấu ấn. Từ những ngày đầu với sứ mệnh đào tạo nhân lực trong lĩnh vực kinh tế chính trị, Nhà trường đã không ngừng vươn lên, linh hoạt thích ứng với mọi giai đoạn chuyển mình của đất nước, phát triển sang đào tạo đa lĩnh vực kinh tế, kinh doanh.
Trong suốt nửa thế kỷ dựng xây, Nhà trường không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hướng tới mục tiêu trở thành một ngôi trường đại học nghiên cứu ứng dụng sánh vai với các đại học danh tiếng trong khu vực và trên thế giới. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UEB) với chiến lược quốc tế hóa giáo dục mạnh mẽ, các chương trình đào tạo đại học, sau đại học vượt trội về chất lượng, hướng tới các kiểm định hàng đầu thế giới, các kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Chính phủ, doanh nghiệp và công bố trên các ấn phẩm quốc tế. Với triết lý và định hướng giáo dục xuyên suốt, sinh viên và người học của Nhà trường là những công dân hội nhập quốc tế, nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, có đủ Tâm - Đức - Trí – Tài để phụng sự Tổ quốc.
Năm 2021-2022, Trường Đại học Kinh tế là đơn vị tiên phong, chủ lực, dẫn đầu đưa Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu tiên và duy nhất một tổ chức đào tạo công lập của Việt Nam được vinh danh trên bảng xếp hạng THE và QS ở các lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh (501-600), Kinh doanh và Khoa học Quản lý (501-550). Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế tiếp tục có đóng góp chủ lực đưa lĩnh vực Kinh tế và Kinh tế lượng của ĐHQGHN lần đầu tiên vào bảng xếp hạng QS thế giới (451-500).
Để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Trường Đại học Kinh tế đã mạnh mẽ phát huy các nguồn lực tự chủ đại học từ bên trong và tận dụng tối đa cơ hội hội nhập quốc tế từ bên ngoài bằng việc đẩy mạnh các hoạt động trao đổi nghiên cứu và tư vấn chính sách. Nổi bật là chuỗi Diễn đàn Kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới, được đánh giá cao về chất lượng bởi các tổ chức quốc tế và được lãnh đạo Đảng, Chính phủ ghi nhận với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong 5 năm gần đây.
Nhiều nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách của Trường được thương mại hóa, chuyển giao vào thực tiễn và công bố tại các diễn đàn do Trường tổ chức, như Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt - Đức (2021), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Anh Quốc (2021, 2023), Diễn đàn Kinh tế Việt - Hàn (2022), Diễn đàn Kinh tế Việt - Pháp (2022), Diễn đàn Kinh tế Việt - Ý (2023), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Châu Âu (2023), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga (2024), Hội thảo Kinh tế Biển Việt Nam (2023, 2024), và chuỗi Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam (từ 2008 đến 2024). Chuỗi sự kiện này đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng học giả và các nhà kinh tế, chính trị, mở ra nhiều giải pháp quan trọng cho các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, kinh tế carbon thấp, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, và các hiệp định thương mại quốc tế như FTA, EVFTA, UKVFTA, CPTPP, BRICS...
Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN) đã thành công đưa thêm lĩnh vực Kinh tế lượng là một trong những lĩnh vực khó vào Bảng xếp hạng QS top 451- 500, tiếp tục khẳng định giáo dục Việt Nam đủ vươn tầm sánh vai với các cường quốc năm châu.
Global Future Fair 2025 - Cơ hội vàng cho các trường đại học danh tiếng, doanh nghiệp hàng đầu và học sinh tinh hoa Tháng 3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra sự kiện quy mô đặc biệt lớn, chưa từng có trước đây, dành cho giáo ... |
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân Hôm nay (15/11), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc ... |