Trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam'

Tiến sỹ Ruvislei González Saez (*)
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đường lối thông qua tại các Đại hội Đảng toàn quốc XI, XII và XIII, trong giai đoạn từ 2011-2023, Việt Nam đã điều chỉnh chính sách đối ngoại năng động hơn, hiện đại và chủ động hơn trên trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam'
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz thăm hữu nghị chính thức Việt Nam ngày 29/9/2022. (Nguồn: TTXVN)

Việt Nam phát triển quan hệ trên cơ sở lập trường cân bằng với các nước lớn nhằm hướng tới thúc đẩy môi trường hòa bình để Việt Nam có thể phát huy toàn bộ nguồn lực phục vụ phát triển, triển khai nền ngoại giao văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về triển khai nền ngoại giao là “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo, giập tắt ngọn lửa chiến tranh mãi mãi và mở ra nền hòa bình vĩnh cửu (…).

Cần kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt, nhạy bén, xử lý hài hòa các mối quan hệ đối ngoại, bao gồm cả các vấn đề lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Theo đó, trong công tác ngoại giao, chúng ta cần linh hoạt về chiến thuật tùy vào tình hình cụ thể”.

Đại hội XIII của Đảng có ý nghĩa đặc biệt với việc thông qua Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045, với mục tiêu năm 2025 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và nền công nghiệp hiện đại, năm 2030 thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao với nền công nghiệp hiện đại, năm 2045 trở thành quốc gia phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, không phải ngẫu nhiên mà ngay sau Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đối ngoại toàn quốc lần thứ I.

TIN LIÊN QUAN
Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc

Việt Nam có mối quan hệ lịch sử với nhiều quốc gia, trong đó có Cuba. Mối quan hệ truyền thống, đặc biệt Việt Nam-Cuba đã trở thành biểu tượng và tấm gương trong quan hệ quốc tế, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, tình đoàn kết, hợp tác, trong sáng và tình đồng chí trên nhiều thời điểm và lĩnh vực đa dạng.

Mối quan hệ này được tôi luyện ngay từ đầu thập kỷ 1960, khi Cuba là nước đầu tiên khu vực Mỹ Latinh-Caribe thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đồng thời, mối quan hệ này liên tục được củng cố và tăng cường, thể hiện năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 60 năm thành lập Ủy ban Cuba đoàn kết với Miền Nam Việt Nam, 50 năm ngày Lãnh tụ Fidel trở thành người đứng đầu Chính phủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất tới thăm vùng mới giải phóng tại Miền Nam Việt Nam.

Trong chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, Cuba luôn có vị trí rất quan trọng thể hiện trong các hành xử của Việt Nam trên phương diện song phương và đa phương. Hai quốc gia chia sẻ nhiều mục tiêu chung, thậm chí trong hợp tác với nhau tại các diễn đàn toàn cầu.

Với vai trò của các nhà lãnh đạo hai nước và ý chí chính trị cao, quan hệ song phương được tích cực thúc đẩy, ngoại giao nhân dân được quan tâm thường xuyên, qua đó truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ hai nước làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị này thông qua các tổ chức hữu nghịsẵn có.

Nền ngoại giao hòa bình và đúng đắn của Việt Nam là sự kế tục di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đã và đang nổi lên với vai trò lãnh đạo vào các thời điểm quan trọng gần đây, như đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN giữa đại dịch Covid-19 cũng như trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Điều đó đã và đang gia tăng với vai trò, sự tham gia lớn hơn của Việt Nam trên trường quốc tế, bao gồm cả sự ủng hộ đối với các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Việt Nam đã tạo ra trường phái đối ngoại rất riêng trong thời đại Hồ Chí Minh, đậm đà bản sắc “cây tre Việt Nam” với “rễ chắc, thân khỏe và cành dẻo dai”, mang theo tâm hồn, tính cách và ý chí của nhân dân Việt Nam”.


(*) Trưởng Ban Nghiên cứu châu Á-châu Đại Dương, Trung tâm Nghiên cứu chính trị quốc tế, Bộ Ngoại giao Cuba; Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam.

Cảm nhận đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm nhận đẹp về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tôi chỉ xin chia sẻ đôi điều cảm nhận của bản thân về phong cách giản dị, gần gũi, chân thành đối với các cấp, ...

Phong cách ngoại giao nhân văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phong cách ngoại giao nhân văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có hai sự kiện đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi về phong cách ngoại giao rất nhân văn của đồng chí Tổng ...

Những năm tháng quý giá - những kỷ niệm không quên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những năm tháng quý giá - những kỷ niệm không quên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Mười năm, trọn vẹn 2 nhiệm kỳ, đó là những năm tháng quý giá và những kỷ niệm không quên đối với Tổng Bí Thư ...

Cảm nhận về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam

Cảm nhận về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam

Thật tự hào khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dùng hình tượng cây tre để đúc kết thành triết lý về bản sắc và ...

Ấn tượng sâu sắc về phong cách ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua chuyến thăm Trung Quốc

Ấn tượng sâu sắc về phong cách ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua chuyến thăm Trung Quốc

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối tháng 10/2022 là một trong những hoạt động ngoại giao để ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ anh em mẫu mực Việt Nam-Cuba

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động