Truyền thông quốc tế nói về chuyến thăm tới Singapore và Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng người, đúng thời điểm

Theo Eurasia Review ngày 7/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã và đang có những nỗ lực quan trọng bằng chuyến thăm hai nước thành viên ASEAN nhằm đưa quan hệ hiện có lên tầm cao mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trang tin eurasiareview: Nỗ lực quan trọng đưa quan hệ Việt Nam với Singapore và Brunei lên tầm cao mới
Bài phân tích về chuyến thăm Singapore và Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên Eurasia Review. (Ảnh chụp màn hình)

Tin cậy và hiệu quả

Bài viết đánh giá chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 8-10/2 diễn ra vào thời điểm quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.

Quan hệ Việt Nam-Singapore đã phát triển sâu rộng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 1/8/1973, với sự tin cậy cao về chính trị cũng như quan hệ đối tác lâu dài cùng có lợi và giao lưu nhân dân bền chặt giữa hai nước. Tháng 8 tới sẽ đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ song phương của hai nước. Đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, được thiết lập nhằm tăng cường hợp tác chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng cũng như thúc đẩy sự gắn kết khu vực và quốc tế.

Đánh giá rằng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore ngày càng phát triển thực chất trên tất cả các lĩnh vực, bài viết chỉ ra rằng trong 10 năm qua, hợp tác chính trị - ngoại giao giữa hai nước ngày càng bền chặt và đạt nhiều kết quả. Mối quan hệ kinh tế của hai nước hiện là một điểm sáng trong khu vực.

Đáng chú ý, thương mại hai chiều Việt Nam-Singapore đạt 8,3 tỷ USD trong năm 2021, tăng 23% so với năm 2020. Singapore cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2022, với 6,46/27,72 tỷ USD tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các khoản đầu tư lũy kế của nước này tại Việt Nam lên tới 72,46 tỷ USD và có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế.

Việt Nam và Singapore ủng hộ vững chắc hòa bình và ổn định khu vực cũng như vai trò trung tâm của ASEAN. Cả hai nước cũng ủng hộ mạnh mẽ trật tự quốc tế dựa trên trật tự và luật pháp quốc tế. Cả hai nước đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Ngoài ra, đây là hai quốc gia ASEAN duy nhất có hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).

Trong bối cảnh đó, bài viết cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là cơ hội tốt để lãnh đạo hai nước trao đổi về các biện pháp tăng cường tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị và hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng thực chất, hiệu quả.

Thân thiện và tiềm năng

Tiếp nối chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tới Brunei từ ngày 10-11/2 để thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước.

Việt Nam và Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/2/1992. Quan hệ giữa hai bên luôn thân thiện trên lĩnh vực chính trị.

Do Brunei là nước nhỏ nên kim ngạch thương mại hai chiều rất thấp. Tuy nhiên, do giàu dầu mỏ, Brunei đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 12 tại Việt Nam, với 48,5 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều vượt mốc 500 triệu USD, sớm 4 năm so với mục tiêu năm 2025. Ngoài ra, hai nước còn hợp tác hải quân trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải trong khu vực.

Việt Nam và Brunei đã đạt được những bước tiến mới trong quan hệ kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah vào tháng 3/2019.

Hai nước đã ký một số thỏa thuận hợp tác về hàng hải và thương mại, miễn thị thực cũng như Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác du lịch, hợp tác trong lĩnh vực thể thao và thanh niên, và về việc sử dụng đường dây nóng để chia sẻ thông tin về các hành vi đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU) giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Du lịch Brunei.

Trong chuyến thăm Brunei sắp tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương. Ông cũng sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Brunei về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Kết luận, bài viết đánh giá rằng Thủ tướng Phạm Minh Chính đã và đang có những nỗ lực quan trọng bằng chuyến thăm hai nước thành viên ASEAN nhằm đưa quan hệ hiện có lên tầm cao mới. Thủ tướng Phạm Minh Chính khả năng thảo luận với nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long để nâng tầm Đối tác chiến lược lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm Singapore.

Chuyên gia Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Chuyên gia Ấn Độ đánh giá cao chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Trong bài phân tích đăng trên trang Eurasia-Review, Tiến sĩ Rajaram Panda, nghiên cứu viên cao cấp tại Bảo tàng và thư viện tưởng niệm ...

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brunei

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính góp phần triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brunei

Theo Đại sứ Việt Nam tại Brunei Trần Văn Khoa, chuyến thăm chính thức Brunei của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mang ý ...

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: Chúng tôi mong được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính!

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: Chúng tôi mong được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính!

Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đề cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức đảo quốc sư tử ...

Thêm xung lực cho thương mại Việt Nam-Singapore

Thêm xung lực cho thương mại Việt Nam-Singapore

Những năm qua, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore luôn phát triển tích cực và là hai nền kinh tế mang ...

Việt Nam-Singapore tăng cường hợp tác, thúc đẩy đoàn kết ASEAN

Việt Nam-Singapore tăng cường hợp tác, thúc đẩy đoàn kết ASEAN

Theo bài nhận định đăng trên báo Asia Times, chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong ba ngày 8-10/2 sẽ ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Bán đấu giá cây đàn guitar từng thất lạc của giọng ca chính ban nhạc The Beatles

Sau khi được tìm thấy, cây đàn guitar 12 dây bị thất lạc của John Lennon - thành viên ban nhạc The Beatles sẽ được đưa ra đấu giá vào ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động