Truyền thông thế giới đồng loạt tung bằng chứng 'kinh tế Trung Quốc khó vượt mặt Mỹ', phía Bắc Kinh nói gì? (Nguồn: Globaltimes) |
Hầu hết các báo cáo phương Tây đều có chung nhận định rằng, thời gian quy mô kinh tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ sẽ bị trì hoãn và một số báo cáo thậm chí còn bi quan dự đoán rằng, một cuộc "vượt mặt" như vậy là không bao giờ xảy ra.
Tờ WSJ trích các phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và kinh doanh của Anh, lùi dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2028 sang năm 2030 và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản lùi dự báo đến năm 2033, muộn hơn 4 năm so với dự báo trước đó.
Ít lạc quan hơn, tờ The Economist đăng bài phân tích tổng hợp của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng “khả năng kinh tế vượt Mỹ có thể sẽ không bao giờ xảy ra”.
Bình luận về loạt bài trên, tờ Globaltimes viết, "không có gì ngạc nhiên khi việc dự đoán diễn biến của nền kinh tế Trung Quốc ngày càng được quan tâm đặc biệt. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và tốc độ tăng trưởng ổn định của nó đủ để ảnh hưởng đến các xu hướng và quyết định kinh tế ở nhiều quốc gia.
Nhưng dữ liệu nào về kinh tế Trung Quốc quan trọng hơn và dữ liệu nào không phải vấn đề cần quan tâm. Tờ báo của Trung Quốc cho rằng, "hầu hết các dự báo của phương Tây về Trung Quốc trong một hoặc hai thập kỷ qua đều không chính xác và các mô hình phân tích mà các học giả phương Tây đã xây dựng dựa trên các lý thuyết kinh tế Tây phương thường không phù hợp với nền kinh tế lớn nhất châu Á".
Tờ Globaltimes cũng đề cập vấn đề, liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ về quy mô hay không sau tác động của đại dịch Covid-19? Và nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ vượt lên khỏi dịch bệnh thế nào để lấy lại vị thế?
Tuy nhiên, cơ quan truyền thông này cho rằng, có sự khác biệt là người Trung Quốc giờ đây không quan tâm đến việc vượt qua Mỹ hay chiến thắng và thế chỗ Mỹ trong một "cuộc cạnh tranh", mà quan tâm nhiều hơn đến việc làm thế nào để kinh tế-xã hội Trung Quốc đi vào nề nếp.
"Người Trung Quốc biết rằng ngay cả khi tổng khối lượng kinh tế vượt qua Mỹ, vẫn sẽ không thể thay thế Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, với dân số đông và GDP bình quân đầu người đứng thứ 60 (năm 2021), Bắc Kinh cần một thời gian dài để phấn đấu vươn lên hơn nữa", tờ Globaltimes viết. Tờ báo còn đặt lại vấn đề, tại sao phương Tây luôn nghĩ về việc khi nào Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về quy mô kinh tế, liệu có phải do lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc?
Tờ báo của Trung Quốc nêu hai số liệu thống kê khuyến cáo nên dành nhiều sự chú ý hơn, nếu muốn có dự đoán chính xác về tương lai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Thứ nhất, Ấn Độ đã vượt qua Vương quốc Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. 17 năm sau khi Trung Quốc vượt qua Anh, Ấn Độ đã trở thành một quốc gia đang phát triển khác lọt vào nhóm 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Số liệu đáng chú ý thứ hai là, tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Năm 2019, tuổi thọ ở Mỹ là 78,8 tuổi, cao hơn 1,5 năm so với con số của Trung Quốc. Nhưng năm 2021, con số này giảm xuống còn 76,1 tuổi, mức thấp nhất trong 26 năm, trong khi tuổi thọ ở Trung Quốc là 78,2 tuổi.
Trước đó, để chứng minh cho các nhận định không khả quan về kinh tế Trung Quốc so với kinh tế Mỹ, bằng chứng thuyết phục được đưa ra là, với dân số gấp 4 lần Mỹ, GDP đầu người của Trung Quốc chỉ cần đạt 1/4 GDP đầu người của Mỹ hiện nay để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, song thực tế, GDP bình quân đầu người của Mỹ hiện nay cao hơn 5 lần so với ở Trung Quốc và khoảng cách này khó có thể sớm thu hẹp.
Trong khi đó, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang bị kìm hãm bởi chính sách kiểm soát dịch Covid quá chặt chẽ, GDP 2021 đạt 17,7 triệu USD so với 23 triệu USD của Mỹ.
Tình hình thị trường bất động sản vẫn chìm trong tình trạng khủng hoảng, chưa có dấu hiệu được cải thiện, tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị ở mức cao kỷ lục.
Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ yếu được nhấn mạnh là: Chính sách Zero Covid hà khắc của Bắc Kinh; Các doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc về giáo dục, công nghệ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định khắt khe của chính phủ và tác động của cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ;
Về dài hạn, thị trường lao động giảm sút, có thể giảm 15% trong 15 năm tới, do dân số già sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
| Giá cà phê hôm nay 10/9: Arabica tăng vọt, robusta 'trung tính', nguồn cung hạn chế tiếp tục ủng hộ tăng giá Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) nhận định, lượng tiêu thụ toàn cầu sẽ lại vượt sản lượng và giá sẽ còn tăng cao ... |
| Giá vàng hôm nay 9/9: Giá vàng tìm động lực tăng ổn định, USD vẫn neo ở mức cao, 'đóng cửa' hay tranh thủ mua vào? Giá vàng hôm nay 9/9 vẫn bị định giá thấp khi nó vẫn đang vật lộn để tìm ra động lực tăng giá ổn định. ... |
| Mây suy thoái đang tích tụ, cả ba 'đầu tầu' trục trặc - kinh tế thế giới sẽ chạy ra sao? Châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng khí đốt, Mỹ liên tục tăng lãi suất, Trung Quốc phong tỏa các thành phố lớn ... |
| Đầu tư cho giáo dục sau phổ thông - 'Chìa khóa' để tăng trưởng kinh tế bền vững Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tăng năng suất lao động chỉ có thể đạt được bằng cách đầu tư cho hệ thống giáo dục, ... |
| Mức độ lạc quan 'tụt dốc thảm', hơn nửa doanh nghiệp Mỹ hoãn, hủy bỏ đầu tư tại Trung Quốc Một cuộc khảo sát của Hội đồng Thương mại Mỹ-Trung Quốc cho thấy, sự lạc quan của các doanh nghiệp Mỹ về Trung Quốc đã ... |