Từ bỏ khí đốt Nga, châu Âu đối mặt ‘cơn gió ngược’ dai dẳng và bất trị

Hải An
Những sóng gió đối với nền kinh tế châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng, nguy cơ suy thoái và lạm phát dần hiện hữu. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ giá năng lượng cao, nguồn cung khí đốt từ Nga bị hạn chế bởi cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngay cả khi đường ống Nordstream I tiếp tục hoạt động, châu Âu vẫn đang tích cực chuẩn bị cho viễn cảnh vắng bóng khí đốt Nga vào mùa Đông. (Nguồn: Energy Intelligence)
Ngân hàng Goldman Sachs ước tính, việc ngừng dòng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc sẽ làm giảm 3,5% GDP ở khu vực đồng Euro, 3,7% ở Đức, 5,6% ở Italy và 1,5% ở Pháp. (Nguồn: Energy Intelligence)

Châu Âu ngày càng phụ thuộc khí đốt Nga

Sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga đã gia tăng trong vài thập niên qua mặc dù châu lục này đã đầu tư khá lớn vào năng lượng tái tạo. Trên thực tế, tỷ lệ khí đốt Nga nhập khẩu vào châu Âu đã tăng từ 26% vào năm 2001 lên 37% vào năm 2019.

Giờ đây, với chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Moscow đang sử dụng sự phụ thuộc này để làm suy yếu sự ủng hộ của châu Âu đối với Kiev và thúc đẩy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Việc các nước châu Âu phụ thuộc vào khí đốt của Nga đã khiến giá loại nhiên liệu này thời gian qua tăng lên mức cao kỷ lục trên toàn lục địa. Giá hợp đồng tương lai khí đốt theo điểm chuẩn châu Âu của Cơ sở nhượng quyền sở hữu Hà Lan (TTF) đã tăng gần 8 lần so với mức trung bình kể từ năm 2010.

Tuy nhiên, nỗi đau không được cảm nhận như nhau trên toàn châu lục, với các quốc gia ở Bắc, Trung và Đông Âu phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga, thách thức sẽ nặng nề hơn ở khu vực khác.

Khí đốt đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế châu Âu. Nó được dùng để sưởi ấm trong các gia đình, phục vụ ngành công nghiệp nặng và làm nhiên liệu trong sản xuất điện. Do đó, mức giá cao kỷ lục đã và đang đóng vai trò như một “cơn gió ngược” dai dẳng đối với nền kinh tế châu Âu.

Từ bỏ khí đốt Nga, châu Âu đối mặt ‘cơn gió ngược’ dai dẳng và bất trị.
Giá khí đốt châu Âu theo hợp đồng TTF đã tăng gần 8 lần so với năm 2010.

Tương lai nền kinh tế ảm đạm

Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc xung đột chưa thấy hồi kết ở Ukraine, các thị trường tài chính buộc phải nhận định giá mặt hàng này sẽ tăng cao hơn nữa vào năm 2023 và 2024.

Tuần qua, giới phân tích xem xét tác động của điều này đối với triển vọng kinh tế của châu Âu, tập trung vào 4 kênh chính: Tác động đến nhu cầu tiêu dùng, sản xuất công nghiệp, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Thứ nhất, nhu cầu của người tiêu dùng đang bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng cao trong khi năng lực và thị trường lao động bị thắt chặt.

Niềm tin của người tiêu dùng giảm mạnh, và tiếp tục giảm kể từ tháng 5 khi hóa đơn điện, nước hiện được dự báo sẽ tăng gấp đôi ở nhiều quốc gia.

Tương tự, chi phí đi lại hay những bữa ăn ở nhà hàng và các dịch vụ khác đã tăng mạnh. Các hãng hàng không, các công ty du lịch, khách sạn không thể tuyển đủ nhân viên, mặc dù đã tăng lương đáng kể.

Ngoài ra, giá hàng hóa vẫn tiếp tục tăng cao do các nút thắt trong chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được nới lỏng hoàn toàn. Nhìn chung, giá năng lượng, dịch vụ và hàng hóa cao đã tác động lớn tới xu hướng và nhu cầu tiêu dùng trên khắp châu Âu. Một số hộ gia đình giàu có cũng bắt đầu có xu hướng tiết kiệm.

Thứ hai, giá khí đốt cao kỷ lục đã khiến các công ty sử dụng nhiều khí đốt giảm lượng tiêu thụ hơn 10%.

Ngoài ra, để đối phó với việc Nga cắt giảm nguồn cung, Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu các nước thành viên thực hiện cắt giảm sử dụng 15% lượng khí đốt trong năm 2022. Tuy nhiên, nếu Moscow cắt hoàn toàn nguồn cung cho châu Âu, yêu cầu này có thể là không đủ.

Ngân hàng Goldman Sachs ước tính rằng, việc ngừng dòng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) sẽ làm giảm 3,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực đồng Euro, 3,7% ở Đức, 5,6% ở Italy và 1,5% ở Pháp.

Đường ống trên hiện chỉ hoạt động với 20% công suất, điều này chắc chắn sẽ có một tác động đáng kể đến GDP do ngành sản xuất công nghiệp ở châu Âu bị ảnh hưởng.

Thứ ba, đó là tác động đến chính sách tiền tệ. Cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều đang tụt hậu sau loạt tăng lãi suất mạnh do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện. Điều này đã gây áp lực giảm giá đối với đồng EURO và Bảng Anh, vốn đã giảm so với USD.

Các đồng tiền yếu hơn đang làm tăng thêm áp lực lạm phát. Trên thực tế, lạm phát ở châu Âu nhạy cảm hơn với giá năng lượng, vốn cũng đang cao hơn so với tại Mỹ. Do đó, sẽ rất khó cho ECB hoặc BoE trong việc không tăng lãi suất cơ bản mặc dù viễn cảnh rất thực tế là tăng trưởng GDP giảm mạnh.

Cuối cùng, chính sách tài khóa không thể cứu vãn, vì hai lý do.

Thứ nhất, các chính phủ trước đại dịch đang hoạt động với mức thâm hụt ngân sách và mức nợ cao hơn, điều này làm hạn chế không gian tài chính.

Thứ hai, các chính phủ không thể cung cấp hỗ trợ rộng rãi cho tất cả các doanh nghiệp và hộ gia đình mà không khiến giá năng lượng và lạm phát cao hơn. Do đó, hỗ trợ tài khóa phải có giới hạn và có mục tiêu, với việc chi trả trực tiếp cho các doanh nghiệp và hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất.

Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng suy yếu, sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và hỗ trợ tài khóa hạn chế có nghĩa là các nền kinh tế châu Âu phải đối mặt với một số khó khăn nghiêm trọng. Những sóng gió ngày càng trầm trọng này đều có nguyên nhân, phần lớn do giá năng lượng cao và/hoặc lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga bị hạn chế bởi cuộc xung đột ở Ukraine.

Dường như ngày càng có nhiều người tin rằng xung đột Nga-Ukraine sẽ kéo dài đến năm 2023, điều đó có nghĩa là suy thoái ở châu Âu hiện đang có nhiều khả năng xảy ra hơn và lạm phát sẽ tiếp tục neo ở mức cao trong năm tới.

Ảnh ấn tượng tuần (15-21/8): Nước Mỹ ‘tuyên chiến’ với lạm phát, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan và những dòng sông ‘khát’ nước

Ảnh ấn tượng tuần (15-21/8): Nước Mỹ ‘tuyên chiến’ với lạm phát, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan và những dòng sông ‘khát’ nước

Xung đột Nga-Ukraine, tên lửa ở Khakov; Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát; 1 năm ngày Taliban lên nắm quyền ...

Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu

Hợp tác Nga-Iran vướng đòn trừng phạt, Qatar cũng 'bó tay' trước 'cơn khát’ khí đốt của châu Âu

Trước sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, châu Âu tìm tới các nước sản xuất lớn khác như Qatar. Nhưng dòng nhiên ...

Việt Nam nỗ lực chuyển dịch sang năng lượng xanh, chống biến đổi khí hậu

Việt Nam nỗ lực chuyển dịch sang năng lượng xanh, chống biến đổi khí hậu

Việt Nam đã và đang xây dựng Chương trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ tới năm 2050. Nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống ...

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/8): Kinh tế Nga vẫn ‘sáng cửa’, giá khí đốt sẽ tăng gấp đôi, lạm phát ‘hỏi thăm’ nhà giàu Mỹ, Trung Quốc đón tin vui

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/8): Kinh tế Nga vẫn ‘sáng cửa’, giá khí đốt sẽ tăng gấp đôi, lạm phát ‘hỏi thăm’ nhà giàu Mỹ, Trung Quốc đón tin vui

Giá dầu thế giới hạ nhiệt trong mối lo suy thoái, cải thiện dự báo lạm phát của Nga, giá khí đốt sẽ tăng gấp ...

Ảnh ấn tượng tuần (8-14/8): Đức ‘đôn đáo’ tìm chiêu thoát khí đốt Nga, lính Ukraine bắn pháo phòng không ở Khakov, FBI khám xét biệt thự của ông Trump

Ảnh ấn tượng tuần (8-14/8): Đức ‘đôn đáo’ tìm chiêu thoát khí đốt Nga, lính Ukraine bắn pháo phòng không ở Khakov, FBI khám xét biệt thự của ông Trump

Xung đột Nga-Ukraine, Thủ tướng Đức nêu ý tưởng về đường ống dẫn khí đốt mới tới châu Âu, biệt thự của cựu Tổng thống ...

(theo qnb.com)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Real Madrid được cho phải hoãn kế hoạch ra mắt Kylian Mbappe trước VCK EURO 2024, thay vào đó có thể phải đợi đến tháng 8.
Nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng các quy định để cư trú tại Nhật Bản

Nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng các quy định để cư trú tại Nhật Bản

Người sáng lập công ty khởi nghiệp có thể sử dụng vốn của nhà đầu tư để đáp ứng đủ tiêu chí về cư trú.
Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

UNDP và IOE phối hợp tổ chức cuộc họp thảo luận về quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Bật mí tính năng bom FAB-3000 mới của quân đội Nga

Bật mí tính năng bom FAB-3000 mới của quân đội Nga

Loại bom mới FAB-3000 có sức nổ cao của quân đội Nga sẽ được thiết kế với các đặc tính khí động học, cho phép chúng được sử dụng như ...
MC hải ngoại Đức Tiến kể chuyện con gái 4 tuổi đóng phim Đóa hoa mong manh

MC hải ngoại Đức Tiến kể chuyện con gái 4 tuổi đóng phim Đóa hoa mong manh

Bé Madison, con gái MC Đức Tiến, được nhận xét là điểm nhấn trong phim 'Đóa hoa mong manh' của nghệ sĩ Mai Thu Huyền.
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động