Nhỏ Bình thường Lớn

Công chiếu vở kịch “Sài Gòn” của đạo diễn người Pháp tại TP. HCM

"Sài Gòn" – một vở kịch nổi tiếng và đầy giá trị nhân văn, sẽ chính thức ra mắt khán giả TP. HCM vào ngày 21 và 22/9 tới đây.  
cong chieu vo kich sai gon cua dao dien nguoi phap tai tp hcm

Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP. HCM Vincent Floreani chụp ảnh kỷ niệm cùng đoàn diễn viên và các nhà tài trợ.

Tham dự buổi họp báo sáng ngày 11/9 tại Dinh Tổng lãnh sự quán Pháp có ông Vincent Floreani – Tổng Lãnh sự Pháp, ông Trần Vương Thạch – Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP. HCM và các diễn viên tham gia vở diễn.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Vincent Floreani cho biết, vở kịch “Sài Gòn” của nữ đạo diễn Caroline Guiela Nguyễn kể lại cuộc đời của những người Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào năm 1956, sau gần 100 năm có mặt tại Việt Nam.

Đồng thời, vở kịch cũng không chỉ là cái riêng của Sài Gòn hay là những câu chuyện riêng của cá nhân người Pháp nào. Mà đó chính là cách mô tả sống động và chân thực nhất về bối cảnh trong một thời điểm lịch sử, đã đẩy đưa cuộc đời của những người Việt Nam phải rời Việt Nam vào những năm 1956 của thế kỷ trước để đến Pháp và năm 1996 - dấu mốc quan trọng khi họ lại được trở về chính nơi nguồn cội của mình.

cong chieu vo kich sai gon cua dao dien nguoi phap tai tp hcm
Các diễn viên tham gia vở kịch "Sài Gòn".

Mối quan hệ Pháp – Việt đang ngày càng được phát triển bền vững cả về chiều sâu và chiều rộng và “Sài Gòn” chính là tiếng nói của những người trong cuộc, về mối liên quan của những thế hệ người Việt được sinh ra tại Pháp.

Do đó, “đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm nhằm kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp”, ông Vincent Floreani chia sẻ thêm.

Được biết, vở kịch “Sài Gòn” đã gây tiếng vang lớn tại Liên hoan sân khấu quốc tế Avignon lần thứ 71 tại Pháp vào năm 2017 và sau đó được biểu diễn tại nhiều quốc gia khác như Đức, Anh, Thụy Sĩ, Bỉ… và một vài quốc gia châu Á…

Với dàn diễn viên là người Pháp, Việt Nam và người Pháp gốc Việt đã hóa thân vào 11 nhân vật của vở kịch. Có người đã là những nghệ sĩ chuyên nghiệp đến từ đoàn kịch Les Hommes Approximatifs nhưng có người cũng lần đầu tiên tiếp cận với vai diễn, nhưng bằng nỗ lực của mỗi cá nhân trong việc hóa thân vào tính cách của từng nhân vật, đã tạo dấu ấn riêng và sau gần 2 năm công diễn với gần 80 xuất, vở kịch vẫn không ngừng được khán giả chào đón nồng nhiệt nhiều quốc gia trên thế giới.

cong chieu vo kich sai gon cua dao dien nguoi phap tai tp hcm
Diễn viên Nguyễn Thị Mỵ Châu (trái) và Huỳnh thị Trúc Ly (phải)

Với diễn viên Nguyễn Thị Mỵ Châu – người Pháp gốc Việt vào vai bà mẹ tên Linh (1996), đây là vai chính với nhiều mâu thuẫn nội tâm được giằng xé giữa đi - ở và về và cái nhìn khác lạ của những đứa con được sinh ra tại Pháp với cái nhìn không thiện cảm về Việt Nam. “Tôi đã rất cảm thấy khó khăn khi nhận vai diễn này. Vì phải lột tả từ cuộc sống thật thành phim ảnh để người xem cảm nhận được là cái không hề dễ dàng đối với mỗi diễn viên, mặc dù tôi cũng đã là diễn viên chuyên nghiệp với 32 năm kinh nghiệm”.

Chị Huỳnh Thị Trúc Ly (vai Mai) là diễn viên trẻ, chỉ mới 23 tuổi và là người vừa mới ra trường, nhưng chị Ly cho biết, khi được trúng tuyển tôi vô cùng lo lắng bởi bối cảnh diễn ra khi tôi chưa được sinh ra. Nhưng khi được làm việc với đạo diễn và ekip của vở kịch tôi đã từng bước hoàn thiện bản thân mình và cho đền giớ, sau gần 80 xuất diễn tôi càng ngày càng thấy mình sống gần hơn với nhân vật, nhờ những nỗ lực của bản thân.

“Không tìm được dàn diễn viên Pháp – Việt chuyên nghiệp lại chính là cái may mắn. Vở diễn với nhiều diễn viên không chuyên ở cả Pháp và Việt Nam, trong số họ cũng có người là dân Việt Nam di cư sau chiến tranh, giống nhân vật của vở kịch. Sự hiện diện của diễn viên nghiệp dư khiến cho việc diễn xuất trở nên cực kỳ chân thực.

cong chieu vo kich sai gon cua dao dien nguoi phap tai tp hcm
Diễn viên người Pháp Pierric Plathier trong vai Antonie

Đó cũng là lý do khiến nhiều người Việt sống ở Pháp sau khi xem buổi biểu diễn đã phải thốt rằng: Tôi đã nhận ra câu chuyện của chính mình. Đó thật sự là hạnh phúc đối với chúng tôi”. Đạo diễn Caroline Nguyễn chia sẻ lý do để “Sài Gòn” thành công.

Rõ ràng, một “Sài Gòn”, một câu chuyện Pháp – Việt đã được đạo diễn Caroline Nguyễn kể lại theo một cách rất đặc biệt, nhưng “Sài Gòn” vẫn hiện lên sống động và chân thực, dù ở đó nỗi đau của quá khứ và được tạo ra bởi chiến tranh.

Và hơn hết, thông qua “Sài Gòn” sẽ thấy quá khứ cũng dần khép lại, chỉ còn đó là tình yêu, là một tương lai vĩnh cửu.

“Sài Gòn” sẽ được diễn hai đêm duy nhất ở TP.HCM, tại nhà hát Bến Thành, Q.1. Giá vé từ 150.000 đến 1.300.000 đồng. Vé bán tại: https://goo.gl/f8eH7X

 

Đạo diễn Caroline Nguyễn là người Pháp có mẹ là người Việt Nam, cô là một đạo diễn sân khấu còn trể nhưng đầy tài năng. Sau khi học về xã hội và nghệ thuật biểu diễn, Caroline Nguyễn theo học ngành đạo diễn sân khấu Trường Sân khấu quốc gia Strasbourg. Tại đây, cô gặp gỡ cộng sự tương lai của cô trong đoàn kịch “Les Hommes Approximtifs” được thành lập năm 2009. Năm 2016, cô được tăng huận chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương và được đề cử giải thưởng Molières năm 2015 cho tác phẩm “Elle Bru^le” và năm 2018 cho tác phẩm “Sài Gòn”. Cô là nghệ sĩ thường trực của nhà hát Ode’on, nhà hát Châu Âu, Nhà văn hóa MC2 Grenoble và là thành viên của nhóm nghệ thuật La Comédie de Valence thuộc Trung tâm Kịch nghệ quốc gia Drôme-Ardèche.

Bảo Lan