Nhỏ Bình thường Lớn

Tung 'hỏa lực' ngân sách, Trung Quốc quyết phục hồi kinh tế, vẫn giữ vị thế tốt nhờ điều này

Bộ trưởng Bộ Tài chính của Trung Quốc Lan Fo’an nói rằng, Bắc Kinh sẽ tăng cường chi tiêu ngân sách để hỗ trợ quá trình phục hồi đang gặp khó khăn sau đại dịch Covid-19.

Cụ thể, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ triển khai kho trái phiếu chính phủ và địa phương, bao gồm cả cơ sở kho bạc mới trị giá 1.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 140 tỷ USD) nhằm duy trì cường độ chi tiêu tài chính ở mức thích hợp. Điều này sẽ đẩy thâm hụt ngân sách của Bắc Kinh lên mức cao nhất trong hai thập kỷ là 3,8% trong năm nay.

Trong khi thông điệp này được các nhà đầu tư hoan nghênh, nhiều nhà phân tích đặt câu hỏi rằng, Bắc Kinh thực sự có bao nhiêu "hỏa lực" ngân sách để thúc đẩy động lực kinh tế mạnh mẽ hơn?

Kinh tế Trung Quốc. (Ảnh: Linh Chi)
Đường phố Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Linh Chi)

Khoản nợ xấu khổng lồ

Giới đầu tư nhận định, hiện tại, ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, mô hình phát triển dựa trên đầu tư đang mất đà dần và doanh thu thuế phải chịu nhiều áp lực. Trước bối cảnh này, Bắc Kinh không muốn vay thêm vì đất nước đối mặt với khoản nợ xấu khổng lồ cần giải quyết ở cấp chính quyền địa phương.

Tin liên quan
Thế giới chao đảo vì khủng hoảng, Ấn Độ ngược chiều, sẵn sàng bùng nổ Thế giới chao đảo vì khủng hoảng, Ấn Độ ngược chiều, sẵn sàng bùng nổ 'thay chân' Trung Quốc?

Logan Wright, Giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc tại Rhodium Group nhận định: “Chính sách tài khóa đã bị hạn chế là vấn đề dài hơi tại đất nước tỷ dân".

Năm nay, khi nền kinh tế nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19 và kéo thị trường bất động sản đang "ốm yếu", chính phủ đã quyết định nới lỏng dần chính sách tài khóa.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tung ra gói kích thích 4 nghìn tỷ Nhân dân tệ - tương đương 13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước.

Lần này, chính quyền Trung Quốc không muốn tạo đòn bẩy phục hồi theo cách này. Ông Logan Wright cho rằng, so với chính quyền địa phương - nơi có khoản nợ trị giá khoảng 76% GDP thì chính quyền trung ương chỉ có khoảng 21,3% vào năm ngoái.

Ông Fred Neumann, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của HSBC nhận thấy: "Bắc Kinh có nguồn lực tài chính đáng kể trong tay. Đất nước có khả năng bổ sung thêm khoản nợ trị giá khoảng 20-30% GDP, giúp giải quyết vấn đề nợ của địa phương".

Các nhà phân tích của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong một bài báo phát hành vào tháng 8 rằng, tình hình tài chính ròng của Trung Quốc, tính đến các tài sản như cổ phần nắm giữ, nằm trong top 15 thế giới, ở mức 7,25% GDP.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích tin rằng, nghĩa vụ nợ thực sự của chính phủ trung ương lớn hơn nhiều so với những con số nói trên. Bắc Kinh đóng vai trò là điểm tựa cuối cùng cho tổng nợ chính phủ của đất nước. Rhodium Group ước tính, tổng nợ chính phủ ở mức 142% GDP vào năm ngoái, bao gồm cả khoản nợ do chính quyền trung ương, ngân hàng chính sách, chính quyền địa phương và các phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương nắm giữ.

(Nguồn: Reuters)
Chính quyền trung ương Trung Quốc đang ưu tiên ngăn ngừa rủi ro. (Nguồn: Reuters)

Vấn đề cấp bách nhất

Giải quyết vấn đề nợ của chính quyền địa phương đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với Bắc Kinh.

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay lên 5,4% từ mức 5%. Tuy nhiên, quỹ này khẳng định, Bắc Kinh vẫn cần thực hiện những cải cách tài chính phù hợp.

Kể từ tháng 9/2023, Bắc Kinh yêu cầu các ngân hàng nhà nước giảm lãi suất và kéo dài thời hạn cho vay của chính quyền địa phương. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã cho phép chính quyền tỉnh phát hành trái phiếu để trả các khoản nợ phương tiện tài chính.

Đến đầu tháng 11, ít nhất 27 tỉnh và một đô thị đã phát hành 1,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu, sử dụng hạn ngạch bán trái phiếu địa phương đã được phân bổ trong những năm trước nhưng chưa tận dụng hết.

Công ty nghiên cứu vĩ mô Gavekal Dragonomics đánh giá, chính quyền trung ương Trung Quốc đang ưu tiên ngăn ngừa rủi ro. Quốc gia này ưu tiên ngăn chặn những vụ vỡ nợ gây thiệt hại trên thị trường trái phiếu - điều có thể gây ra hiệu ứng lan tỏa rất lớn trên thị trường tài chính.

Ông Chris Beddor, Phó Giám đốc nghiên cứu khu vực Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics cho rằng, có những dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh đang ít đòi hỏi hơn đối với chính quyền địa phương về các mục tiêu tăng trưởng. Điều này làm giảm nhu cầu vay quá mức trong tương lai.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận thấy, các địa phương tại đất nước tỷ dân đang phải đối mặt với tình trạng nguồn thu không đủ cho chi tiêu. Theo cải cách năm 1994, chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát nguồn thu thuế, trong khi chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Thiếu tiền mặt để đáp ứng mọi nghĩa vụ khiến nhiều chính quyền địa phương phải vay quá mức.

"Cần một sự thay đổi trong cơ cấu tài chính để giúp các địa phương thoát khỏi tình trạng đó”, ông Chris Beddor nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi Trung Quốc chuyển sang mô hình dựa vào tiêu dùng nhiều hơn sẽ khiến doanh thu từ bán bất động sản và thuế giá trị gia tăng suy giảm. Nhà phân tích Logan Wright của Rhodium cho hay, tổng thu thuế so với GDP đã giảm từ 18,5% năm 2014 xuống còn 13,8% vào năm ngoái.

Giới chuyên gia khẳng định, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ phải mất vài năm để chính sách ổn định và khu vực tư nhân lấy lại hoàn toàn niềm tin. Tuy nhiên, các nền tảng kinh tế cơ bản của Trung Quốc rất vững chắc, chính phủ có không gian chính sách đáng kể và sự phát triển công nghiệp sẽ giúp đất nước có vị thế tốt trong tương lai.

Thế giới chao đảo vì khủng hoảng, Ấn Độ ngược chiều, sẵn sàng bùng nổ 'thay chân' Trung Quốc?

Thế giới chao đảo vì khủng hoảng, Ấn Độ ngược chiều, sẵn sàng bùng nổ 'thay chân' Trung Quốc?

Trong khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác thì Ấn Độ đã thoát khỏi ...

Tín hiệu lạc quan từ thương mại Nga-Trung Quốc

Tín hiệu lạc quan từ thương mại Nga-Trung Quốc

Ngày 7/11, hãng tin Reuters trích dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho hay, xuất khẩu của nước này sang Nga ...

Kinh tế suy yếu, người tiêu dùng Trung Quốc thờ ơ với đồ xa xỉ

Kinh tế suy yếu, người tiêu dùng Trung Quốc thờ ơ với đồ xa xỉ

Gần một năm sau khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách “không Covid”, kỳ vọng về làn sóng phục hồi mua sắm hàng hóa “xa ...

Mỹ-Trung Quốc tìm cách trở lại 'con đường' bình thường, 3 vấn đề cần giải quyết để tiếp tục phụ thuộc nhau

Mỹ-Trung Quốc tìm cách trở lại 'con đường' bình thường, 3 vấn đề cần giải quyết để tiếp tục phụ thuộc nhau

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ gặp nhau tại San Francisco, bên lề Hội nghị ...

Moscow: Tiền tệ của các nước phương Tây dần 'biến mất' trong hoạt động thương mại Nga - Trung Quốc

Moscow: Tiền tệ của các nước phương Tây dần 'biến mất' trong hoạt động thương mại Nga - Trung Quốc

Phó Thủ tướng Nga Andrey Belousov thông báo, khoảng 95% giao dịch thương mại Nga-Trung Quốc đang thực hiện bằng Ruble và Nhân dân tệ. ...

(theo Financial Times)

Tin cũ hơn

Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng,  USD 'đẩy thuyền' Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng, USD 'đẩy thuyền'
Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào? Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào?
Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'? Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'?
Nga phát hiện mỏ dầu với trữ lượng khủng, Argentina lo ngại? Nga phát hiện mỏ dầu với trữ lượng khủng, Argentina lo ngại?
Mỹ cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh với Iran; áp trừng phạt liên quan kế hoạch giải phóng tài sản bị phong tỏa của tỷ phú Nga Mỹ cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh với Iran; áp trừng phạt liên quan kế hoạch giải phóng tài sản bị phong tỏa của tỷ phú Nga
Giá vàng hôm nay 15/5/2024: Giá vàng 'rơi tự do', Bộ Công an vào cuộc ngay tuần này; giới đầu tư thế giới đổ xô chốt lời, chuyên gia nói gì? Giá vàng hôm nay 15/5/2024: Giá vàng 'rơi tự do', Bộ Công an vào cuộc ngay tuần này; giới đầu tư thế giới đổ xô chốt lời, chuyên gia nói gì?
Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết' Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết'