Tương lại OPEC vẫn bất ổn?

Không nằm ngoài dự đoán, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác ngoài OPEC ngày 7/12 đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu thô ở mức 1,2 triệu thùng/ngày nhằm ổn định thị trường và ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tuong lai opec van bat on Cánh bướm Qatar “gây bão” ở OPEC
tuong lai opec van bat on Động cơ khiến ​Qatar chính thức rút khỏi OPEC?
tuong lai opec van bat on ​Qatar tuyên bố rút khỏi OPEC
tuong lai opec van bat on
Thị trường dầu mỏ thế giới đã phản ứng tích cực sau quyết định của OPEC.

Thị trường đã có phản ứng ngay tức thì khi giá dầu đồng loạt tăng khoảng 5%. Kết quả trên có thể coi là thành công của hội nghị OPEC mở rộng diễn ra ở Vienna (Áo) sau khi Qatar tuyên bố rời khỏi tổ chức này từ năm sau.

Điểm mấu chốt để đi đến việc cắt giảm, bên cạnh “cái gật đầu” của Nga - một đối tác lớn của OPEC, là nhờ Iran vào phút chót đã đồng ý “bật đèn xanh” với việc tự nguyện giảm khoảng 800.000 thùng/ngày từ năm 2019 sau khi chấp nhận thỏa hiệp với Saudi Arabia - một đối thủ của Tehran trong khu vực. Đây được coi là một “tin lành” đối với OPEC trong bối cảnh vai trò chủ đạo của tổ chức này trên thị trường đang bị lung lay.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng việc các nước sản xuất dầu đạt được sự đồng thuận cắt giảm sản lượng chỉ là giải pháp tình thế, phù hợp trong ngắn hạn. Câu hỏi đặt ra sau hội nghị Vienna là liệu giá dầu thế giới có duy trì được đà tăng trong thời gian dài hay chỉ là hiệu ứng tức thời, rồi lại lên xuống thất thường khi nhu cầu của thị trường toàn cầu đang có dấu hiệu chững lại.

Có thể thấy dầu mỏ - một loại nhiên liệu thiết yếu mà nhu cầu luôn được coi là thước đo “sức khỏe” kinh tế toàn cầu, đang đứng trước nguy cơ lặp lại kịch bản “xuống giá không phanh” như cách đây vài năm. Giá dầu thế giới đang có chiều hướng đi xuống nằm ngoài ý muốn của OPEC và có vẻ như OPEC không kiểm soát được diễn biến trên thị trường này. Từ thực tế này, sẽ là hơi quá khi cho rằng OPEC đã trở nên “lỗi thời”, nhưng cũng không ngoa khi nói OPEC đang mất dần vị thế của mình.

Việc Qatar thông báo rời OPEC sau gần 60 năm gắn bó không khác gì “một đòn giáng mạnh” vào uy tín của tổ chức này và OPEC đã thực sự “mất điểm” sau vụ việc. Tuy nhiên, quyết định của Qatar có vẻ như “cái kết được báo trước” của OPEC.

Là quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông, Qatar hiện đứng thứ 11 trong số 15 thành viên OPEC về sản lượng, chỉ chiếm khoảng 2% tổng sản lượng của tổ chức này, song lại là một trong những thành viên có “vai vế” và tầm ảnh hưởng lớn nhất. Lâu nay, nhờ nguồn lực tài chính dồi dào, tiếng nói của Qatar luôn có trọng lượng với các thành viên OPEC, Doha được coi là cầu nối quan trọng giữa các nước trong tổ chức. Ngoài ra, Doha còn giữ vai trò trung gian giúp kết nối giữa OPEC với các đối tác lớn khác như Nga hay Mỹ.

Hồi năm 2016, khi giá dầu xuống mức thấp kỷ lục khoảng 30 USD/thùng, chính Qatar khi đó đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên OPEC đã có vai trò chủ chốt giúp đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Sau quá trình đàm phán vô cùng khó khăn, Qatar đã thuyết phục các nước OPEC, trong đó có Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu lớn nhất, lần đầu tiên sau 8 năm nhất trí cắt giảm sản lượng.

Nhiều nhà quan sát am hiểu tình hình Trung Đông cho rằng quyết định rời OPEC là một bước đi có tính toán kỹ lưỡng, mang tính chiến lược và thể hiện sự chủ động của Qatar.

Dù động thái của Qatar mang tính “biểu tượng” nhiều hơn, song nó phản ánh sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ OPEC và có thể làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông. Nó cũng liên quan tới những yếu tố địa chính trị ở khu vực bởi Doha vẫn nằm ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh bùng phát từ giữa năm 2017 với việc 4 quốc gia khu vực, gồm cả các thành viên OPEC như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cắt đứt quan hệ với Qatar.

Một khi đã rời OPEC, Qatar có thể chủ động điều chỉnh hoạt động sản xuất dầu mỏ, và có quyền nâng sản lượng trong khi các thành viên khác phải cắt giảm để ổn định thị trường. Việc làm của Qatar có thể gây ra “hiệu ứng domino” một khi các nhà sản xuất nhỏ trong OPEC cảm thấy không được lợi lộc gì từ việc tham gia OPEC.

OPEC cũng bị đánh giá là chịu sự chi phối của các nước không phải thành viên tổ chức như Mỹ hay Nga, đặc biệt Saudi Arabia - thành viên chủ chốt của OPEC, bị cáo buộc do Washington “giật dây”. Các quyết sách của OPEC chịu sức ép lớn từ những nước kiểm soát nguồn cung dầu toàn cầu Mỹ và Nga.

Trước khi hội nghị ở Vienna diễn ra 1 ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc OPEC và các đồng minh không cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong năm tới nhằm tránh đẩy giá dầu thế giới lên cao. Điều này đã khiến nhiều nước trong OPEC không “vừa lòng” và chắc chắn sẽ phải cân nhắc, tính toán lợi ích của chính mình.

Bên cạnh những sức ép từ bên ngoài, uy tín và vị thế của OPEC cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nhiều tranh cãi, bất đồng nội bộ giữa các nước thành viên, trong đó phải kể đến những mâu thuẫn dai dẳng giữa Saudi Arabia và Iran hay giữa Saudi Arabia với Qatar.

Trên lý thuyết, OPEC là một tổ chức kinh tế, song hoạt động của tổ chức không tránh khỏi bị tác động bởi yếu tố chính trị, bởi những căng thẳng ngoại giao, quân sự hay cuộc đua giành ảnh hưởng giữa một bên là Saudi Arabia và bên kia là Iran, thành viên sáng lập và cũng là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba trong OPEC.

Những thách thức đối với OPEC còn phụ thuộc vào một loạt yếu tố, trong đó có dầu đá phiến, loại dầu do Mỹ sản xuất. Nhiều dầu đá phiến hơn cũng sẽ khiến vai trò của OPEC sẽ ngày càng suy giảm hơn. Ngoài ra, phải kể đến việc những nước ngoài OPEC tăng sản lượng để giành thị phần cũng sẽ tạo thách thức lớn đối với khối này trong tương lai.

Hầu hết các thành viên OPEC đều tỏ ra lo ngại khi giá dầu giảm trong khi nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách chính phủ của nhiều nước, đặc biệt tại khu vực Trung Đông - nơi vốn được coi là giếng dầu của thế giới. Ước tính đến nay các thành viên OPEC đã chịu thiệt hại tổng cộng 9 tỷ USD do việc dầu mỏ mất giá và phải giảm sản lượng xuất khẩu trong khi bị mất thị phần vào tay những nhà sản xuất khác.

Khách quan mà nói, giá dầu giảm xuất phát từ nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của OPEC. Bên cạnh nguyên nhân cơ bản do cung vượt cầu, nhu cầu về dầu của những nước tiêu thụ hàng đầu như Trung Quốc, vốn được coi là “công xưởng của thế giới” lại suy giảm, còn Ấn Độ chỉ chấp nhận mua dầu với mức giá vừa phải. 

Iran có lý khi cho rằng mục tiêu OPEC cần hướng tới là “cân bằng thị trường dầu mỏ” để đảm bảo duy trì nguồn thu từ dầu mỏ ở mức “chấp nhận được” đối các thành viên của tổ chức này, bằng không rất có thể tiếp tục sẽ có những thành viên khác rời bỏ tổ chức này.

Tại Trung Đông, không chỉ Qatar mà cả Saudi Arabia hay UAE cũng đang có dấu hiệu “chuyển hướng” nền kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Thậm chí có thông tin cho rằng tiếp sau Qatar, Iraq cũng đang “rục rịch” muốn rời khỏi OPEC.

Iraq hiện là thành viên xuất khẩu dầu lớn thứ hai trong OPEC và cũng không muốn bị gây áp lực phải cắt giảm sản lượng khai thác trong bối cảnh 90% GDP của nước này phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. Nếu những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC không còn cần tổ chức này nữa thì nhiều khả năng các nước thành viên khác cũng sẽ “đường ai người ấy đi”.

Có thể đúc kết rằng tương lai của OPEC hiện phụ thuộc vào khả năng chung sống của các thành viên chủ chốt ở Trung Ðông và như nhà phân tích Jeff Yastine của hãng Banyan Hill (Mỹ) đánh giá: “Thế giới cũng không tốt hơn hay cũng chẳng xấu đi nếu thiếu OPEC”. Về lâu dài, OPEC cần có những chiến lược mới để đối phó với các thách thức trong tương lai nếu muốn duy trì sự tồn tại của mình.

tuong lai opec van bat on OPEC có thể giảm sản lượng trở lại vào 2019

Hai nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 7/11 cho biết, có nhiều khả năng OPEC và các nước ...

tuong lai opec van bat on 6 yếu tố khiến giá dầu thế giới tăng cao

Trong những tuần qua, cùng với việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa nhóm P5+1 với Iran, sản lượng dầu của Venezuela đã ...

tuong lai opec van bat on ​Hết dư cung, giá dầu thế giới bắt đầu tăng

Giá dầu thế giới đã đi lên trong ngày 15/5, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo rằng tình trạng ...

 

(Theo TTXVN)

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết điều người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra là gì nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép...
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động