Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Brazil

Bảo Chi
Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Brazil nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức, hội đàm, chứng kiến lễ ký kết và họp báo với Tổng thống Brazil ngày 28/3/205. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva ngày 28/3. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 27-29/3/2025.

2. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Brazil đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường, hội kiến với Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

3. Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đã trao đổi về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của mỗi nước gần đây, trao đổi ý kiến nhằm triển khai hiệu quả khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Brazil, chia sẻ quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

4. Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội to lớn của Việt Nam trong những thập kỷ gần đây với công cuộc Đổi mới và ghi nhận vị thế đối ngoại ngày càng gia tăng của Việt Nam trên trường quốc tế. Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng những thành tựu của Brazil trong quá trình thúc đẩy phát triển bền vững đồng thời ưu tiên hòa nhập xã hội và đóng góp vào việc củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác ở cấp khu vực và trên thế giới.

5. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của "Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Brazil" công bố ngày 18/11/2024 tại Rio de Janeiro. Hai bên nhấn mạnh quan hệ Đối tác chiến lược dựa trên nền tàng của hơn 35 năm quan hệ ngoại giao và thể hiện khát vọng chung về việc tăng cường quan hệ song phương thông qua đối thoại và hợp tác cùng có lợi. Đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược là biểu tượng tình hữu nghị bền chặt giữa Việt Nam và Brazil, những giá trị và nguyên tắc chung của quan hệ quốc tế, đặc biệt là bảo vệ hòa bình, tôn trọng luật pháp và hợp tác cùng phát triển.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức, hội đàm, chứng kiến lễ ký kết và họp báo với Tổng thống Brazil ngày 28/3/205. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

6. Hai bên hoan nghênh việc ký Kế hoạch hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030, bao gồm sáu trụ cột chính: (i) Chính trị, quốc phòng, an ninh và thách thức toàn cầu; (ii) Kinh tế - thương mại và đầu tư; (iii) Khoa học – công nghệ và sáng tạo; (iv) Biến đổi khí hậu và môi trường; (v) Giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch và ngoại giao nhân dân; (vi) Lãnh sự và hỗ trợ cộng đồng. Hai nhà lãnh đạo tin tưởng rằng việc triển khai các mục tiêu nêu trong Kế hoạch hành động sẽ đưa quan hệ Đối tác chiến lược phát triển toàn diện và thực chất; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cũng như phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước.

7. Hai nhà lãnh đạo đã đánh giá cao và chứng kiến lễ ký và trao các văn hiện hợp tác khác gồm: Hiệp định Trao đổi thông tin mật, Hiệp định về việc làm có thu nhập cho thân nhân cán bộ ngoại giao, Biên bản ghi nhớ về thành lập Tổ Công tác thúc đẩy Hợp tác Thương mại và Công nghiệp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển, Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Brazil. Đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục đàm phán, ký kết trong thời gian tới các thỏa thuận về tạo thuận lợi đầu tư, hợp tác tư pháp, pháp lý và an ninh mạng trong thời gian tới. Hai nhà lãnh đạo cũng đánh giá cao việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Liên đoàn Bóng đá Brazil (CBF).

8. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao kết quả của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Brazil được tổ chức nhân dịp chuyến thăm với sự tham dự của Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp hai nước.

9. Ghi nhận hợp tác kinh tế là trụ cột quan trọng của hợp tác song phương, thừa nhận còn nhiều tiềm năng để khai thác phát triển hơn nữa, hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng nỗ lực hướng đến mục tiêu đưa trao đổi thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2030. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa giao thương giữa Việt Nam và Brazil. Về vấn đề này, hai bên đánh giá cao cơ hội kinh doanh rất lớn trong lĩnh vực đạm động vật và máy bay.

10. Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva bày tỏ cảm ơn quyết định của Chính phủ Việt Nam mở cửa thị trường cho thịt bò của Brazil. Ngài Tổng thống thông báo quyết định của Brazil dỡ bỏ lệnh cấm về cá rô phi và mở cửa thị trường Brazil cho một số loại tôm, theo tiêu chuẩn quốc tế. Về cá tra, ba-sa, Chính phủ Brazil cam kết tiến hành đánh giá kỹ thuật trong thời gian sớm nhất. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh các cơ hội hợp tác về ngành công nghiệp máy bay dân sự và quân sự; khuyến khích EMBRAER và các đối tác Việt Nam tiếp tục hợp tác về mua sắm máy bay và đầu tư. Hai nhà lãnh đạo đồng ý giao các Bộ trưởng theo sát để đạt được kết quả sớm trong các chủ đề này.

11. Cân nhắc những tiến bộ của Việt Nam về đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, và trên cơ sở quan tâm của cả hai bên về việc tăng cường hợp tác kinh tế, Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva công bố quyết định của Brazil công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

12. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sự quan tâm của hai nước trong việc mở rộng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur), trong đó Brazil là thành viên. Với tư cách là Chủ tịch luân phiên của Mercosur vào nửa cuối năm 2025, Brazil sẵn sàng thảo luận về một khuôn khổ cân bằng và cùng có lợi cho mục tiêu trên, phù hợp với chính sách kinh tế của các bên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva. (Ảnh: TTXVN)

13. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tiềm năng hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Brazil, tầm quan trọng của việc mở rộng mối quan hệ đối tác trong việc nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Hai bên hoan nghênh tăng cường hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ của hai nước và mong muốn đẩy mạnh hợp tác với cuộc họp đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo dự kiến tổ chức vào Quý IV năm 2025 tại Brasilia. Trong các chủ đề ưu tiên cùng quan tâm, hai bên nhấn mạnh lĩnh vực chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, đa dạng sinh học, công nghệ sinh học, công nghệ nano và quang tử học.

14. Hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì đối thoại về năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo và các sáng kiến khác có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng và giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia.

15. Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng Brazil về kết quả thành công đạt được của Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G20 tại Rio de Jainero vào tháng 11 năm 2024; tái khẳng định ủng hộ các sáng kiến của Brazil trong khuôn khổ Liên minh chống đói nghèo-mà Brazil là thành viên sáng lập, cam kết cùng nỗ lực để xóa đói phù hợp với mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Việt Nam cũng đánh giá cao các ưu tiên của Brazil về y tế, thương mại, đầu tư và tài chính, biến đổi khí hậu, quản trị trí tuệ nhân tạo, cải cách hệ thống hòa bình và an ninh đa phương và sự phát triển thế chế BRICS trong nhiệm kỳ Brazil làm Chủ tịch luân phiên Nhóm BRICS. Brazil đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam vào nỗ lực toàn cầu về phát triển bền vững thể hiện qua việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư vào tháng 4 năm 2025.

16. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết quốc gia đối với chủ nghĩa đa phương, tôn trọng đầy đủ Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các Nhà nước. Hai bên nhấn mạnh giá trị của đối thoại và hợp tác trong các cơ chế khu vực, liên khu vực và toàn cầu, đồng thời cam kết tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và nhất trí tìm kiếm hình thức tăng cường hợp tác giữa Đông Nam Á và Nam Mỹ cũng như giữa các tổ chức khu vực liên quan như ASEAN và MERCOSUR. Hai bên tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc tăng cường hơn nữa hợp tác Nam-Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến với Tổng thống Brazil
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

17. Hai nhà lãnh đạo nhắc lại nhu cầu cấp bách về việc cải tổ quản trị toàn cầu nhằm thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn của các quốc gia đang phát triển trong các cơ quan có tính quyết định, giúp các quốc gia này hoà nhập tốt hơn với thực tế địa chính trị hiện nay. Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Liên Hợp Quốc vào năm 2025, hai bên ủng hộ rà soát toàn diện Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhằm trang bị các công cụ cần thiết để đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng của thế kỷ 21.

18. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tính cấp bách của việc cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bao gồm việc mở rộng số lượng ủy viên thường trực và không thường trực để tăng cường sự hiện diện của các nước đang phát triển từ các khu vực không có đại diện hoặc có ít đại diện như châu Phi, châu Á-Thái Bình Dương và châu Mỹ Latin, để Hội đồng Bảo an có tính đại diện, hợp pháp và hiệu quả cao hơn. Chủ tịch nước Lương Cường tái khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với nguyện vọng có một ghế thường trực của Brazil tại Hội đồng Bảo an sau khi được cải cách. Tổng thống Lula da Silva đã cảm ơn Chủ tịch nước Lương Cường vì sự ủng hộ liên tục của Việt Nam.

19. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sự cam kết đối với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), là công cụ quốc tế tạo khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động hàng hải ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ quốc tế bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp Quốc và UNCLOS 1982.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. (Nguồn: quochoi.vn)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. (Nguồn: quochoi.vn)

20. Hai nhà lãnh đạo nhất trí biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại. Hai bên nhấn mạnh việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đòi hỏi sự tiến bộ hướng tới phát triển bền vững, tăng cường hành động của tất cả chủ thể trong xã hội và huy động tất cả nguồn lực của nhân loại để giải quyết bất bình đẳng về cơ cấu trong và giữa các quốc gia, đồng thời mở đường cho quá trình chuyển đổi công bằng hướng tới xã hội với khí thải carbon thấp và khả năng thích nghi với biến đối khí hậu. Hai bên tái khẳng định cam kết của mình đối với Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và nhất trí cần nỗ lực hợp tác trong việc theo đuổi các mục tiêu và mục đích dài hạn của Thỏa thuận Paris. Việt Nam đánh giá cao Brazil về quyết định đăng cai Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đối khí hậu năm 2025 (COP30) tại Belém.

21. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng bằng đồng thuận. Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đánh giá cao Việt Nam quyết định đăng cai Lễ ký Công ước trên trong năm 2025 tại Hà Nội.

22. Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva cảm ơn Chủ tịch nước Lương Cường và các Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đón tiếp chu đáo và trọng thị, thể hiện tầm quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Brazil cũng như tình cảm đặc biệt giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước. Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đã trân trọng mời Chủ tịch nước Lương Cường và các nhà Lãnh đạo cấp cao Việt Nam sang thăm Brazil vào thời điểm phù hợp cho cả hai bên. Chủ tịch nước Lương Cường và các nhà Lãnh đạo Việt Nam đã vui vẻ nhận lời.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc Brazil đã quyết định công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, qua ...

Thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức công đoàn và công nhân lao động Việt Nam-Brazil

Thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức công đoàn và công nhân lao động Việt Nam-Brazil

Chiều 28/3, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu cấp cao các Trung tâm Công đoàn ...

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Sáng nay, ngày 29/3, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến tham quan Bảo ...

Thủ tướng Chính phủ: Quan hệ Việt Nam-Brazil đã hội tụ 5 điểm tương đồng

Thủ tướng Chính phủ: Quan hệ Việt Nam-Brazil đã hội tụ 5 điểm tương đồng

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, sáng 29/3, Thủ tướng Chính ...

'Hợp tác không giới hạn', cụm từ được Tổng thống Brazil nhắc lại nhiều lần trong trao đổi với lãnh đạo Việt Nam

'Hợp tác không giới hạn', cụm từ được Tổng thống Brazil nhắc lại nhiều lần trong trao đổi với lãnh đạo Việt Nam

Trước khi ra sân bay trở về Brazil, kết thúc chuyến thăm Việt Nam với chương trình làm việc phong phú, Tổng thống Brazil Luiz ...

Đọc thêm

Các nhà nghiên cứu Israel phát triển trí tuệ nhân tạo dự đoán cháy rừng do sét đánh

Các nhà nghiên cứu Israel phát triển trí tuệ nhân tạo dự đoán cháy rừng do sét đánh

Phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo có khả năng dự báo cháy rừng do sét đánh với độ chính xác cao, mở ra triển vọng chống biến đổi ...
EU đạt cột mốc quan trọng trong kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh

EU đạt cột mốc quan trọng trong kỷ nguyên mới về quốc phòng và an ninh

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố lộ trình mang tên 'ProtectEU' nhằm ứng phó với các mối đe dọa đối với an ninh nội địa của Liên minh ...
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương về tổ chức quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh'

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương về tổ chức quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh'

Thường vụ Quân ủy Trung ương báo cáo nội dung Đề án về tổ chức quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh' đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Tottenham; U17 châu Á 2025 - Uzbekistan vs Thái Lan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Tottenham; U17 châu Á 2025 - Uzbekistan vs Thái Lan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4 và sáng 4/4: Lịch thi đấu U17 châu Á 2025 - U17 Uzbekistan U17 Thái Lan; Ngoại hạng Anh - Chelsea vs ...
Nhận định trận đấu Atletico Madrid vs Barcelona: Atletico tấn công phủ đầu?

Nhận định trận đấu Atletico Madrid vs Barcelona: Atletico tấn công phủ đầu?

Nhận định trận đấu Atletico Madrid vs Barcelona, diễn ra lúc 02h30 ngày 3/4, sân Metropolitano, lượt về vòng bán kết Cup Nhà vua Tây Ban Nha.
Ngay tháng 4 này, đến Seoul để tham gia hội chợ khởi nghiệp lớn nhất tại Hàn Quốc

Ngay tháng 4 này, đến Seoul để tham gia hội chợ khởi nghiệp lớn nhất tại Hàn Quốc

Triển lãm về nhượng quyền thương mại quốc tế, lễ hội hữu nghị Seoul là những triển lãm, lễ hội tiêu biểu diễn ra tại Hàn Quốc trong tháng 4,5.
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Việc Ukraine đồng ý với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày của Mỹ không bất ngờ. Bất ngờ có thể xuất hiện trong cuộc gặp Mỹ-Nga và động thái của các bên liên ...
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Trung Quốc vẫn không ngừng trỗi dậy, liệu phong trào MAGA có đủ sức 'cản đường' Bắc Kinh?

Với việc Mỹ tiếp tục dựng lên những bức tường bảo hộ, thế kỷ XXI đang dần thuộc về một Trung Quốc mạnh mẽ và năng động.
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Phiên bản di động