Tuyên bố chung Việt Nam - Ai Cập: Củng cố lòng tin chiến lược

(Phóng viên Báo TG&VN đưa tin từ Cairo, Ai Cập) Nhận lời mời của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Arab Ai Cập từ ngày 25-28/8. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Ai Cập:
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180828221220 Phu nhân Chủ tịch nước thăm và tặng quà tại bệnh viện nhi quân đội Ai Cập
tin nhap 20180828221220 Tạo đột phá trong quan hệ Việt Nam - Ai Cập

1. Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Arab Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã thăm cấp Nhà nước tới Ai Cập từ ngày 25 đến 28 tháng 8 năm 2018, chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Chủ tịch nước Việt Nam đến Ai Cập. Tháp tùng Chủ tịch nước có lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương và đại diện doanh nghiệp Việt Nam.

tin nhap 20180828221220

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tham dự lễ đón của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi và Phu nhân. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

2. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi và Phu nhân đã long trọng tổ chức Lễ đón và Quốc yến chào mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Ali Abdel Aal và Thủ tướng Mostafa Madbouly. Chuyến thăm diễn ra trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động văn hóa và thương mại đang được tổ chức tại hai nước.

3. Cuộc hội đàm giữa Việt Nam và Ai Cập diễn ra trong bầu không khí hữu nghị và nồng ấm. Hai nhà lãnh đạo trao đổi sâu rộng về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên hoan nghênh những tiến triển tích cực trong quan hệ song phương kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 9/1963 và sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi.

4. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi đã được nhân dân Ai Cập tín nhiệm bầu làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 3/2018, mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế xã hội của Ai Cập, cũng như tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Chủ tịch nước cũng chúc mừng Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi vừa được bầu làm Chủ tịch của Liên minh châu Phi (AU) trong năm 2019, phản ánh vai trò, uy tín chính trị ngày càng tăng của Ai Cập tại khu vực và trên thế giới. Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi chúc mừng Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội và đối ngoại, đặc biệt là thành công của Hội nghị cấp cao APEC 2017; tin tưởng Việt Nam sẽ sớm đạt mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có vai trò và vị thế ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới.

5. Hai nhà lãnh đạo khẳng định chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ai Cập. Hai bên bày tỏ tin tưởng kết quả chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị, mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục và đào tạo…thúc đẩy giao lưu văn hóa và giao lưu giữa nhân dân hai nước.

6. Hai nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp thông qua các kênh chính phủ, quốc hội, địa phương, nhân dân, doanh nghiệp hai nước, đồng thời khẳng định cần tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có như Ủy ban liên Chính phủ, tham vấn chính trị và các cơ chế khác, củng cố lòng tin chiến lược giữa hai nước. Hai bên cũng bày tỏ hài lòng trước các kết quả của phiên họp lần thứ nhất Tiểu ban hợp tác về Thương mại-Công nghiệp giữa hai nước từ ngày 22–23/4/2018 tại Cairo, Ai Cập.

7. Hai bên hài lòng trước sự hợp tác tốt đẹp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Liên minh châu Phi, và ASEAN; đặc biệt là việc ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Trên tinh thần đó, Ai Cập đánh giá cao ứng cử của Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Hai bên kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay hợp tác để ngăn ngừa và giải quyết các xung đột vũ trang bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

8. Phía Ai Cập đánh giá cao việc Việt Nam ủng hộ Ai Cập gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN (TAC). Hai bên khẳng định sẵn sàng tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực và cùng nỗ lực vì sự tiến bộ và thịnh vượng ở khu vực châu Á trong đó có ASEAN. Với vai trò Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) năm 2019, Ai Cập cam kết sẽ ủng hộ Việt Nam tăng cường hợp tác với châu Phi và là cầu nối cho Việt Nam với AU.

9. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường của nhau. Để sớm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 1 tỷ USD trong thời gian tới, hai nhà lãnh đạo cho rằng cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có: (i) thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, ủng hộ tăng cường hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, công bằng và bao trùm, trong đó Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đóng vai trò trung tâm; (ii) tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc giữa các doanh nghiệp, chia sẻ thông tin, tổ chức thường xuyên các hội chợ, triển lãm ở mỗi nước; (iii) thúc đẩy tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực mới như dệt may và da giầy, cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, nông lâm thủy sản, luyện kim...

10. Hai bên nhất trí cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn và chất lượng. Việt Nam hoan nghênh Chương trình hỗ trợ của Ai Cập giúp đào tạo chuyên gia cho Việt Nam trong lĩnh vực Chứng nhận tiêu chuẩn Halal (Halal Trade Certification) cho hàng hóa Hồi giáo. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong việc công nhận lẫn nhau, cung cấp thông tin về tiêu chuẩn nhập khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm nhằm thúc đẩy thương mại song phương.

11. Hai bên đánh giá cao hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa với mục tiêu tăng cường giao lưu, hiểu biết giữa nhân dân hai nước, đặc biệt trong việc trao đổi đoàn tham gia các liên hoan văn hóa, nghệ thuật; nhất trí cần tăng cường các hoạt động trao đổi văn hóa, sớm triển khai tổ chức các ngày/tuần và sự kiện giao lưu văn hóa tại mỗi nước.

12. Hai nhà Lãnh đạo đã chứng kiến việc ký kết các Thỏa thuận hợp tác bao gồm: (i) Thỏa thuận hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Ninh Bình và tỉnh Luxor; (ii) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Cải tạo đất đai Ai Cập; (iii) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Đầu tư và Hợp tác Quốc tế Ai Cập; (iv) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Ngoại giao Ai Cập; (v) Bản ghi nhớ về Phòng vệ Thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Ai Cập; (vi) Bản ghi nhớ về Hợp tác thương mại gạo giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Cung ứng và Nội thương Ai Cập; (vii) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Dầu khí và Khoáng sản Ai Cập; (viii) Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Ai Cập.

13. Hai nhà lãnh đạo trao đổi toàn diện và sâu sắc về các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai bên cho rằng hòa bình, ổn định tại Đông Nam Á, Trung Đông và châu Phi hay bất cứ khu vực nào trên thế giới là yêu cầu thiết yếu nhằm mục tiêu phát triển, xây dựng cuộc sống phồn thịnh cho nhân loại. Hai bên sẵn sàng tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực và cùng nỗ lực vì tiến bộ và phồn vinh của mỗi khu vực.

14. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc tế chống khủng bố, mối đe dọa chung của các dân tộc yêu chuộng hòa bình. Hai bên ủng hộ việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc khủng hoảng tại một số nước ở khu vực Trung Đông, đảm bảo sự thống nhất của các quốc gia trên. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sự ủng hộ đối với các quyền chính đáng của người dân Palestine và sự cần thiết của đàm phán hòa bình nhằm đạt được một thỏa thuận công bằng, toàn diện và cuối cùng cho vấn đề Palestine dựa trên giải pháp hai nhà nước và đường biên giới trước năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine. Hai bên tái khẳng định mong muốn và quyết tâm duy trì một trật tự trên biển phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế được thể hiện trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

15. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi và người dân Ai Cập thân thiện và trân trọng mời Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi sớm trở lại thăm Việt Nam. Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi vui vẻ nhận lời và đồng ý thời điểm chuyến thăm sẽ được thống nhất qua đường ngoại giao.

tin nhap 20180828221220
Tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Ai Cập

(Phóng viên Báo TG&VN đưa tin từ Cairo, Ai Cập) Hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước và hài ...

tin nhap 20180828221220
Lễ đón chính thức Chủ tịch nước và Phu nhân tại Dinh Tổng thống Ai Cập

(Phóng viên Báo TG&VN đưa tin từ Cairo, Ai Cập) 11h trưa ngày 27/8 theo giờ địa phương (16h theo giờ Hà Nội), Tổng thống ​Abdel Fattah ...

tin nhap 20180828221220
Chủ tịch nước gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Ai Cập

Chiều tối ngày 26/8, theo giờ địa phương (đêm cùng ngày theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng đoàn cấp cao ...

Nguyễn Hồng (từ Cairo, Ai Cập)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động